7 Tháng Mười, 2024

Product Marketing là gì? Công việc của Product Marketing hiện nay

Product Marketing là gì?

Product Marketing là gì?

Product Marketing nhằm thúc đẩy nhu cầu và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Sức mạnh của Product Marketing rất lớn trong việc giúp tăng lợi nhuận với sự thành công của sản phẩm. Thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về Product Marketing là gì? Những công việc chính của Product Marketing hiện nay.

Mục Lục

1. Product Marketing là gì?

Product Marketing được hiểu là tiếp thị sản phẩm, đây là một quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, quảng bá và bán sản phẩm cho đối tượng khách hàng. Công việc này đòi hỏi phải thấu hiểu đối tượng mục tiêu của sản phẩm, kết hợp với việc sử dụng định vị và thông điệp chiến lược nhằm thúc đẩy nhu cầu sản phẩm và doanh thu của doanh nghiệp.

Mô hình của Product Marketing của nhiều doanh nghiệp
Mô hình của Product Marketing của nhiều doanh nghiệp

Product trong marketing sẽ được kết hợp với các công việc nghiên cứu, thiết kế và quảng cáo để quảng bá sản phẩm thành. Thực tế thì đây không phải là một chiến lược tiếp thị cụ thể, chính xác là một khía cạnh thiết yếu của nhiều chiến lược qua đó giúp tối đa hóa tiềm năng của sản phẩm.

>> Xem thêm: Activation marketing là gì? 6 hình thức Activation Marketing phổ biến hiện nay

2. Nhiệm vụ Product Marketing là gì?

Nắm được thông tin Product Marketing là gì? Để đảm bảo hiệu quả của Product Marketing thì các bạn cần phải xác định rõ nhiệm vụ, công việc cần làm dưới đây.

2.1. Xác định chân dung khách hàng và đối tượng mục tiêu cho sản phẩm

Mỗi product marketing manager là người sẽ phải xác định được người mua và đối tượng mục tiêu cho sản phẩm của mình. Qua đó sẽ giúp bạn có thể thể nhắm đúng mục tiêu, lên chiến lược hiệu quả và thuyết phục khách hàng mua hàng. Công việc này còn có thể giúp bạn có thể điều chỉnh sản phẩm cũng như những tính năng của nó sao cho phù hợp. Từ đó, bạn sẽ thấu hiểu tâm lý khách hàng và giải quyết được những thách thức mà đối tượng đang hướng tới họ phải đối mặt.

2.2. Sáng tạo, quản lý và triển khai chiến lược Marketing cho sản phẩm

Xây dựng product marketing strategy cho sản phẩm bao gồm những công việc như: xây dựng và triển khai nội dung và chiến dịch. Những hoạt động trên giúp bạn sáng tạo để dẫn khách hàng và đối tượng mục tiêu của bạn đến gần hơn tới bước mua hàng hơn.

2.3. Làm việc với bộ phận Bán hàng để thu hút đúng khách hàng cho sản phẩm mới của doanh nghiệp

Những nhà tiếp thị sản phẩm sẽ là người duy trì mối quan hệ trực tiếp với bộ phận Bán hàng (Sales). Cụ thể, bạn sẽ làm việc với Sales nhằm xác định và thu hút đúng đối tượng mục tiêu của sản phẩm, rồi cung cấp tài liệu hỗ trợ bán hàng cho khách hàng nhằm đảm bảo cho họ nắm được sản phẩm từ trong ra ngoài, với những tính năng đi kèm.

Công việc trên sẽ giúp cho những thông tin và bạn với bộ phận liên quan chia sẽ sẽ được thống nhất, tạo dựng niềm tin và mang đến trải nghiệm tốt nhất với khách hàng. Đồng thời mỗi câu nói sẽ là một bản sắc thương hiệu cho bất kỳ ai tiếp xúc với sản phẩm.

2.4. Định vị sản phẩm của thương hiệu trên thị trường

Đối với product marketing manager thì công việc quan trọng nhất đó là phải định vị được những sản phẩm thương hiệu trên thị trường. Bạn có thể liên tưởng việc làm trên theo cách kể một câu chuyện (Storytelling) – vị trí của bạn trên thị trường từ đó sẽ giúp bạn tạo ra và định hưởng câu chuyện liên quan đến sản phẩm.

Đối với mỗi nhà Tiếp thị sản phẩm, bạn sẽ phối hợp cùng với bộ phận Marketing và các bộ phận khác phụ trách về sản phẩm để kể về câu chuyện sau khi trả lời các câu hỏi quan trọng dưới đây:

  • Tại sao lại tạo ra sản phẩm này?
  • Sản phẩm này được làm cho ai?
  • Sản phẩm này nhằm giải quyết những vấn đề gì?
  • Những yếu tố khiến cho sản phẩm này trở nên độc đáo?

2.5. Sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng mục tiêu của thương hiệu

Điều quan trọng không thể thiếu, đó là sản phẩm của bạn phải đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng với đối tượng mục tiêu. Với những nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đối tượng mục tiêu và người mua của các thương hiệu. Điều quan trọng là bạn phải phát hiện ra những điểm đau (pain point) và những thách thức mà bạn phải giải quyết đối với với sản phẩm của mình phù hợp với khách hàng.

Nếu sản phẩm của bạn không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì chắc chắn họ sẽ không lựa chọn sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh và càng không có lý do để mua hàng.

>> Xem thêm: Above the line là gì? Ứng dụng ATL trong marketing hiệu quả

3. Công việc trong Product Marketing

Có thể thấy công việc của Product Marketing ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau từ sản xuất đến bán hàng. Trong đó có những công việc thường xuyên sử dụng nguyên tắc tiếp thị sản phẩm như sau:

3.1. Chuyên viên phân tích nghiên cứu thị trường

Có thể bạn chưa biết, những câu hỏi, bảng khảo sát nhân khẩu học với việc thiết lập giá dựa trên nghiên cứu thị trường sẽ liên quan đến một phương pháp khoa học và các kỹ thuật cho dữ liệu. Cụ thể, nhà phân tích nghiên cứu thị trường sẽ sử dụng các kỹ năng về Khoa học máy tính với tư duy phê phán, mô hình hóa dữ liệu nhằm biến những thông tin chủ quan được thu thập bởi những nghiên cứu thành dữ liệu cụ thể. Qua đó có thể định lượng để các công ty đưa ra quyết định quan trọng về sản phẩm của mình.

Product Marketing là gì?
Product Marketing là gì?

Các chuyên nghiên nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải có kiến thức về kinh doanh, tiếp thị, khoa học máy tính và phân tích thống kê với kiến thức toán học.  Điều này thực sự hữu ích nếu như bạn có kinh nghiệm với những lĩnh vực liên quan đến máy tính bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và quản trị hệ thống.

3.2. Chuyên viên thiết kế sản phẩm

Công việc phân biệt một sản phẩm với những đối thủ cạnh tranh khác là điều cực kỳ quan trọng ngay tại thời điểm bán và quảng cáo. Một nhà thiết kế sẽ phải chịu trách nhiệm cho tất cả mọi thứ, bao gồm cả vẻ ngoài với những cảm nhận của sản phẩm, từ bao bì cho đến chi phí sản xuất. Điều đó đòi hỏi chuyên viên thiết kế sản phẩm vừa phải có con mắt tốt về thẩm mỹ, vừa phải đưa ra quyết định thiết kế sẽ giá trị như thế nào.

Với vị trí là chuyên viên thiết kế sản phẩm thì yêu cầu chuyên môn về nghệ thuật, thiết kế cũng như tiếp thị với danh mục mẫu công việc mạnh mẽ. Công việc thiết kế đồ họa trước đây có thể chứng minh được kỹ năng nghệ thuật, trong đó thì kinh nghiệm trong sản xuất sẽ cho thấy sự hiểu biết về quy trình sản xuất ở mức cơ bản nhất, điều luôn gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.

3.3. Chuyên viên Content

Content là những người đảm nhiệm về nội dung quảng cáo của Product Marketing. Họ thực hiện công việc tạo ra bài viết quảng cáo, nội dung Web, tạo ra tên sản phẩm hay lời kêu gọi thương mại nhằm để nâng cao nhận thức về sản phẩm đồng thời tương tác của sản phẩm với mỗi khách hàng nhìn thấy. Công việc của Content Product Marketing đòi hỏi thêm về những kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và lời nói mạnh mẽ. Từ đó có thể hiểu rõ về sản phẩm trong mọi giai đoạn sản xuất và bán hàng.

Các chuyên viên Content đòi hỏi phải có kiến thức về Tiếng Anh, kinh doanh,  tiếp thị, và giao tiếp hoặc tâm lý học. Đối với các nhà thiết kế, thì cần phải có danh mục công việc cụ thể cho content để hoàn thiện và thực hành thành thạo đối với các thành phần sáng tạo của công việc.

Những thông tin về Product Marketing sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về công việc, và nhiệm vụ của mỗi người. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích nhé, chúc bạn thành công!

Facebook Comments
Rate this post