18 Tháng Chín, 2024

Activation marketing là gì? 6 hình thức Activation Marketing phổ biến hiện nay

activation quyết định đến thành công trong marketing

Activation quyết định đến thành công trong marketing

Bạn là một khách hàng? Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi “ Trong vô số sản phẩm trên thị trường tại sao có những thương hiệu in sâu vào tâm trí người dùng?” Để giải đáp được câu hỏi trên, mời bạn đón đọc bài viết Activation marketing là gì ngay sau đây nhé.

Mục Lục

Giải thích khái niệm Activation marketing là gì?

Activation là một hình thức marketing được sử dụng rất nhiều nhằm để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Không chỉ ở Việt Nam, Activation vốn đã rất phổ biến trên thế giới. Có lẽ bạn đã từng tham gia hoặc biết đến hoạt động này mà chưa biết đến tên gọi của chúng.

activation marketing là gì
Activation marketing là gì

Tại sao cần làm activation?

Nếu như bạn muốn xây dựng một thương hiệu hoàn toàn mới thì phải làm Activation để cho nhiều người biết đến. Nói như vậy không có nghĩa là activation chỉ dành cho những thương hiệu mới. Nhiều doanh nghiệp muốn làm mới hình ảnh và tái xây dựng thương hiệu thì họ cũng cần phải lên kế hoạch activation để làm thay đổi nhận thức của người dùng, khiến họ chú ý đến những điểm mới.

>>Tìm hiểu: Above the line là gì? Ứng dụng ATL trong marketing hiệu quả

Hoạt động Activation marketing có ưu điểm gì?

  • Thu thập được dữ liệu của người dùng và opt-ins của họ
  • Thu thập phản hồi của người dùng ngay vào lúc họ tương tác với thương hiệu
  • Tiếp cận với đối tượng mới chưa biết đến thương hiệu
  • Củng cố vị trí thương hiệu trên thị trường
  • Cắt giảm chi phí quảng cáo truyền thống (Print Ads, quảng cáo TV, Web Ads)

Activation Marketing có tầm ảnh hưởng như thế nào?

Hiểu được Activation marketing là gì? Nếu được thực hiện đúng và đủ Activation marketing thì sẽ tạo ra được sự ảnh hưởng và có sức lan tỏa rất nhanh chóng trên thị trường. Điều đó giúp doanh nghiệp của bạn có sự cạnh tranh lớn hơn với nhiều đối thủ khác. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần có kế hoạch, sự chuẩn bị từ sản phẩm tới chương trình quảng cáo chu đáo và thu hút người dùng. Hoạt động Marketing activation sẽ càng cần thiết hơn với những doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn.

6 hình thứcActivation Marketing phổ biến hiện nay

Hình thức activation marketing hiện nay được áp dụng rất nhiều với các doanh nghiệp. Có thể thấy chúng song hành cùng với sự tồn tại, phát triển với bất kỳ thương hiệu nào. Chúng tôi sẽ chỉ ra 6 hình thức activation thường gặp nhất:

1. Experiential marketing

Experiential marketing là một phần quan trọng đối với hoạt động activation nhằm gắn kết và xây dựng niềm tin với khách hàng. Đây là cách tốt nhất để “kích hoạt” thương hiệu trong tâm trí khách hàng, mang đến trải nghiệm trực tiếp.

Điều quan trọng là bạn cần mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị, vừa bộc lộc được điểm mạnh của sản phẩm về chất lượng, chứ không phải là những buổi dùng thử đơn điệu. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu về hình thức marketing du kích giúp có thêm những ý tưởng về experiential marketing.

Một ví dụ thực tế đó chính là máy xay sinh tố thương hiệu Philips đột phá trong cách sử dụng máy xay và nhiệt để tách phân tử, tạo ra một loại trái cây mashup mới. Doanh nghiệp còn mang ra chợ và cho mọi người dùng thử thực tế, ai cũng bất ngờ mà không gỡ đó là loại trái gì. Sau khi nghe họ tiết lộ đó là sản phẩm của máy xay sinh tố, và người dùng có thể mua sản phẩm để tự làm loại trái đó ngay tại nhà.

2. Sampling campaigns

Một chiêu khá quen thuộc trong hình thức activation đó chính là phát các mẫu thử miễn phí. Khi bạn đến siêu thị, trường học, công viên…hay những nơi tập trung đông người thì bạn sẽ thấy những mẫu PG duyên dáng mời các bạn dùng thử sản phẩm. Đây chính là hình thức sampling trong acivation.

Để thực hiện theo cách này thì bạn phải tìm hiểu kĩ lưỡng về một số yếu tố như sample, nơi phát, cách phát hay thời điểm phát. Nhiều doanh nghiệp có cách sampling rất sáng tạo mang lại dấu ấn tốt cho khách hàng.

Điển hình như một hãng nước giải khát Mountain Dew với cách Sampling tạo được dấu ấn. Họ tạo một dấu ấn là chiếc xe tải khổng lồ gắn tên thương hiệu, đi vòng quanh đất nước. Sau đó họ phân phát sản phẩm nước giải khát của mính đến với những sự kiện náo nhiệt, đông người hay các lễ hội…Nơi gần như chắc chắn sản phẩm sẽ được chào đón nhiệt tình bởi người dân.

>> Xem thêm: Khái niệm Marketing là gì? Ảnh hưởng của Marketing với doanh nghiệp

3. In-store brand activation – Activation tại cửa hàng

Đây là hình thức activation mang đến những yếu tố trải nghiệm thú vị, biến điểm bán trở thành nơi khách hàng tương tác với thương hiệu và khám phá trực tiếp.

activation quyết định đến thành công trong marketing
Activation quyết định đến thành công trong marketing

Nếu như bạn biết đến thương hiệu bách hóa John Lewis thì họ cũng đã thành công với cách tiếp cận khách hàng này. Năm 2014, họ thực hiện chiến dịch Monty the Penguin để quảng bá đồ chơi thú nhồi bông Monty bằng cách dựng mô hình Monty’s Den tại 42 cửa hàng ở khắp cả nước. Đồng thời, họ sử dụng công nghệ nhập vai nhằm để kể chuyện về các nhân vật trong quảng cáo.

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn trang bị thêm những chiếc máy Monty’s Magical Toy tại cửa hàng Oxford Street. Sau khi mua các món đồ chơi tại cửa hàng này thì các bé sẽ đưa qua máy để scan món đồ chơi đó thành những nhân vật sống động di chuyển và nhảy múa trên màn hình. Điều mới lạ này đã tạo nên được dấu ấn thích thú và in sâu trong tâm trí người dùng.

4. Digital marketing campaigns

Hình thức Activation trực tuyến được đánh giá là cách thu hút người dùng rất nhiều. Thông qua đó, bạn có thể nghiên cứu được hành vi khách hàng trên môi trường digital, đồng thời cung cấp cho họ về những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa. Chiến dịch activation marketing mang đến hiệu quả cao nhờ những ưu điểm nhanh chóng, ít tốn kém và có thể đo lường được.

Điển hình là năm 2013, hãng snack Snickers đã hợp tác với Google nhằm tìm ra 500 từ khóa phổ biến nhất bị sai chính tả, đồng thời họ đã mua quảng cáo 25.000 cụm từ tìm kiếm hay bị viết sai. Chiến dịch này mang đến hiệu quả bất ngờ.

Trong vòng 3 ngày kể từ khi ra mắt, chiến dịch đã thu hút được 500.000 người xem, đây là cách tiếp cận rất thông minh và sáng tạo.

5. Promotional marketing

Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với hình thức tiếp thị khuyến mãi vẫn còn được áp dụng hiện nay. Hình thức này thường nhắm vào doanh nghiệp hay đại lí bán lẻ, bán buôn hay với những người tiêu dùng cuối cùng. Hình thức khuyến mãi này có thể là cuộc thi, chương trình rút thăm trúng thưởng, chương trình khách hàng thân thiết, quà tặng, ưu đãi đặc biệt…

Tiếp thị khuyến mãi hiện nay là sử dụng những tương tác trên digital, nhất là mobile. Đây cũng là 1 trong 10 xu hướng digital marketing 2020 do các chuyên gia Google nhận định.

6. Social Media Engagement

Với thời đại truyền thông xã hội thì việc sử dụng hình thức activation trên các nền tảng Facebook, Instagram hay Twitter để lan tỏa thương hiệu là điều vô cùng hữu ích. 

Chẳng hạn như chuỗi thức ăn nhanh Sonic rất phổ biến tại Mỹ, họ không được nhắc đến nhiều trên Social nhưng họ thực hiện chiến dịch #SquareShakes dành riêng cho Instagram. Với hình ảnh thiết kế sản phẩm vuông, rất phù hợp để chụp ảnh và chia sẻ trên mạng xã hội này đã tiếp cận được lượng khách hàng rất lớn. Cụ thể nó đã làm tăng 26.000 lượt thích và gần 1.000 lượt bình luận, tăng 11.000 lượt theo dõi trang so với trước đó.

Với những thông tin chia sẻ về activation marketing trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Thông qua những trải nghiệm tốt, mọi người sẽ liên kết đến thương hiệu với những điều tích cực trong tương lai, họ sẽ quen dần với thương hiệu và tạo ra sức cạnh tranh lớn. Chúc bạn thành công!

Facebook Comments
Rate this post