1 Tháng Mười Hai, 2024

Rối loạn ngôn ngữ là gì? Phân loại rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ là một khiếm khuyết do tổn thương hệ thần kinh trung ương. Để tìm hiểu thêm về khái niệm và phân loại rối loạn ngôn ngữ phù hợp, các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mục Lục

1. Rối loạn ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ là hệ thống biểu tượng được ràng buộc trong mối liên hệ với nhau theo những quy luật nhất định về ý thức, tri giác với ứng suất của hệ thần kinh xử lý trung ương.

Ngôn ngữ thường được thể hiện qua lời nói, chữ viết hoặc là hình tượng. Những hình thức này đòi hỏi được lập luyện, vận động, suy nghĩ và nhận thức.

Rối loạn ngôn ngữ là gì
Rối loạn ngôn ngữ là gì

Rối loạn ngôn ngữ được định nghĩa là rối loạn mắc phải ở bất kỳ giai đoạn nào với thành phần nào trong quá trình trên. Nguyên nhân là bởi do tổn thương trên hệ thần kinh trung ương, làm mất tính vẹn toàn của chức năng của bán cầu não.

Rối loạn ngôn ngữ còn được phân biệt với rối loạn nói, đó là bất thường trong quá trình vận động thể hiện và phát triển ngôn ngữ, mà không phải do tổn thương thần kinh trung ương.

2. Rối loạn ngôn ngữ gồm những loại gì?

Tùy thuộc vào vị trí tổn thương trên hệ thần kinh trung ương có thể phân loại rối loạn ngôn ngữ. Tình trạng này thường gặp trong thực hành lâm sàng nằm trong các bệnh cảnh kèm với dấu hiệu thần kinh định vị khác.

Thường người bệnh chỉ có rối loạn ngôn ngữ đơn thuần. Trường hợp này do nguyên nhân tổn thương não được nghĩ đến đầu tiên.

Các loại rối loạn ngôn ngữ thường sử dụng bao gồm:

2.1. Rối loạn ngôn ngữ Broca

Rối loạn ngôn ngữ Broca biểu hiện qua dấu hiệu thông hiểu còn tốt nhưng giảm dự lưu loát với khả năng lặp lại. Đây là hội chứng rối loạn ngôn ngữ đầu tiên được xác định, kèm theo triệu chứng mất cảm giác nửa người bên phải hoặc yếu liệt.

Người bị rối loạn ngôn ngữ Broca là bị tổn thương nắp trán, hồi trán giữa, vùng vỏ não vận động thấp, thể vân ngoài, tiểu thùy đỉnh dưới, bao trước bên và toàn bộ chất trắng từ dưới vỏ cho tới chất trắng quanh não thất.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu ngôn ngữ học đối chiếu là gì và quá trình hình thành

2.2. Rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ

Trường hợp này vẫn có khả năng thông hiểu và lặp lại tốt nhưng khó diễn tả ngôn ngữ lưu loát. Rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ có những biểu hiện điển hình là thay đổi cách phát âm với giai điệu lời nói trở nên lộn xộn.

Đó là do họ bị tổn thương bất kỳ đâu trên thùy trán bên trái của não.

2.3. Rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên vỏ

Rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên vỏ có đặc trưng trong lời nói là giữ được độ lưu loát và lặp lại tốt nhưng khả năng thông hiểu bị giảm. Điển hình từ việc người bệnh có thể nói ra câu dài rõ ràng, đúng ngữ pháp, rất trôi chảy mà lại không tương xứng với câu hỏi.

Như vậy có thể thấy, tình trạng này trái ngược với rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ. Nguyên nhân được xác định là có sự tổn thương chỗ nối thái dương – đỉnh – chẩm phía sau hồi thái dương trên, có thể chồng chéo lên cùng sang thương của rối loạn ngôn ngữ Wernicke.

2.4. Rối loạn ngôn ngữ xuyên vỏ hỗn hợp

Rối loạn ngôn ngữ xuyên vỏ hỗn hợp là sự phối hợp của cả hai rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ và rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên vỏ.

Người bệnh có những triệu chứng điển hình là vừa giảm thông hiểu và giảm lưu loát trong khi khả năng lặp lại vẫn còn tốt. Theo đó, người bệnh chỉ nói được những lời tự phát, câu ngắn có khuynh hướng lặp đi lại lại như cũ khi được đặt câu hỏi.

Người bị rối loạn ngôn ngữ xuyên vỏ hỗn hợp do sang thương bao gồm cả vùng vận động và cảm giác. Cụ thể là vùng trán sau bên trước vỏ não vận động với chỗ nối thái dương đỉnh chẩm.

2.5. Rối loạn ngôn ngữ Wernicke

Rối loạn ngôn ngữ Wernicke còn được gọi với tên khác là rối loạn ngôn ngữ cảm giác, trái ngược hoàn toàn với rối loạn ngôn ngữ Broca, nguyên nhân là do sự tổn thương vận động.

Rối loạn ngôn ngữ là gì1
Rối loạn ngôn ngữ nhiều thể loại

Người bệnh có thể tự thể hiện lời nói lưu loát với câu nói dài, trơn tru, đúng ngữ pháp; cách phát âm với nhịp điệu lời nói vẫn bình thường. Dẫu vậy, khả năng nghe hiểu với làm đúng yêu cầu hay trả lời đúng câu hỏi lại kém.

Trường hợp này là do sự tổn thương một vùng rộng lớn ở vùng thái dương trên sau.

2.6. Rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền

Rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền có khiếm khuyết duy nhất về khả năng lặp lại, còn khả năng thông hiểu với lưu loát vẫn còn tốt. Người bệnh cần trả lời đúng câu hỏi qua những câu nói dài, lưu loát. Dẫu vậy, khi yêu cầu bệnh nhân lặp lại câu nói hay kể chuyện, đọc chữ thành tiếng thì lời nói trở lên lộn xộn và có hiện tượng thay thế chữ.

Sang thương gây bệnh trong rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền nằm khu trú tại  tiểu thùy đỉnh dưới trái.

>>> Xem thêm: Ngôn ngữ Ruby là gì? Lý do nên học ngôn ngữ Ruby

2.7. Rối loạn ngôn ngữ toàn bộ

So với những rối loạn ngôn ngữ trên thì rối loạn ngôn ngữ toàn bộ là thể nặng nề nhất. Biểu hiện cụ thể là người bệnh bị mất hết chức năng nói trầm trọng, gồm cả chức năng ngôn ngữ vận động với ngôn ngữ cảm giác.

Tổn thương não trong rối loạn ngôn ngữ toàn bộ là vùng lớn trung tâm nói vùng trước và sau rãnh vỏ não Rolando. Nguyên nhân có thể do nhồi máu não toàn bộ mạch não giữa bán cầu ưu thế.

Với những chia sẻ về rối loạn ngôn ngữ trên đây hi vọng giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này. Người bệnh cần được thăm khám, điều trị sớm để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác. Chúc bạn thành công!

Facebook Comments
Rate this post