1 Tháng Mười Hai, 2024

Ngành Điều dưỡng là gì? Những thuận lợi và khó khăn của ngành Điều dưỡng

Ngành Điều dưỡng là gì? Thuận lợi và khó khăn của ngành Điều dưỡng

Ngành Điều dưỡng là là một nghiệp vụ của Y tế nhằm giúp các bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ phân tích kỹ lưỡng về ngành này. 

Mục Lục

Ngành Điều dưỡng là gì?

Điều dưỡng là một lĩnh vực, nghiệp vụ thuộc hệ thống Y tế, có vai trò quan trọng để kiểm tra và chăm sóc sức khỏe các bệnh nhân. Người làm nghề Điều dưỡng còn được gọi là Điều dưỡng viên. Đây là một ngành nghề độc lập so với Bác sĩ và y tá. Ngành Điều dưỡng có khá nhiều lĩnh vực hoạt động như điều dưỡng khoa nặng, điều dưỡng hộ sinh,…

Công việc chính của các Điều dưỡng viên đó là chăm sóc và theo dõi sức khỏe của các bệnh nhân. Ngoài ra, người lầm điều dưỡng còn tư vấn, chăm sóc các bệnh nhân giúp họ vượt qua nỗi đau thể xác lẫn tinh thần, cố gắng phấn đấu vươn lên. Có thể nói, Điều dưỡng viên chính là cầu nối giữa Bác sĩ và bệnh nhân. 

Sinh viên học Điều dưỡng làm gì?

Sinh viên học ngành Điều dưỡng sẽ được trang bị  đầy đủ các kiến thức cực chất để có thể làm việc tại các cơ sở y tế, các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể, các em sẽ được làm những công việc sau: hướng dẫn bệnh nhân và người nhà xử lý các tình huống khẩn cấp cũng như kiểm soát bệnh tại nhà; đề xuất biện pháp xử lý, phối hợp với bác sĩ chăm sóc và điều trị người bệnh; truyền đạt ý kiến của bệnh nhân với bác sĩ; hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều đúng cách;… 

Đối với các Điều dưỡng viên tài ba, lỗi lạc, thành thạo các kỹ năng Điều dưỡng có thể lập kế hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình Điều dưỡng. Đồng thời, các Điều dưỡng viên còn tổ chức quản lý, đào tạo các cán bộ Điều dưỡng mới vào nghề. 

Chưa dừng lại ở đó, sau khi tốt nghiệp ngành Điều dưỡng, các sinh viên có thể tham gia công tác, tư vấn y tế, giáo dục sức khỏe và đề xuất các biện pháp khám chữa bệnh giúp cả cộng đồng phát triển bền vững hơn. 

Ngành Điều dưỡng là gì? Thuận lợi và khó khăn của ngành Điều dưỡng

Những thuận lợi và khó khăn khi làm Điều dưỡng

Thuận lợi

  • Việc làm ổn định: Điều dưỡng nói chung và Y Dược nói riêng đang là lĩnh vực hot ở thời điểm hiện tại, được nhiều người theo đuổi. Nguồn nhân lực ngành này đang thiếu nên các sinh viên không cần quá lo lắng về vấn đề việc làm ngay sau khi ra trường. 
  • Mức lương khá cao: Một cử nhân Điều dưỡng mới ra trường có thể hưởng mức lương từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, những người sở hữu 1 – 2 năm kinh nghiệm sẽ nhận mức lương 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, người làm ngành Điều dưỡng còn có thể kiếm thêm nhờ những ca trực.
  • Môi trường, công việc đa dạng: Các bạn có thể làm việc tại các cơ sở y tế, các bệnh viện trên khắp toàn quốc sau khi ra trường. Chưa dừng lại ở đó, các bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động y tế công cộng tại địa phương. 
  • Cơ hội thăng chức là khá lớn: Sau khi tốt nghiệp ngành Điều dưỡng, các bạn trẻ có thể học chuyên sâu thành thạc sĩ Điều dưỡng. 
  • Cơ hội làm việc tại những nước có nền Y học phát triển: Ở nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản thì nguồn nhân lực ngành Điều dưỡng hiện đang được đánh giá là khá thiếu. Chính vì vậy, các cử nhân Điều dưỡng Việt Nam sau khi ra trường hoàn toàn có thể làm việc tại Nhật Bản. 

Khó khăn

  • Công việc khá bận rộn, vất vả: Công việc của một Điều dưỡng viên khá bận rộn. Họ không chỉ thực hiện các chức năng của một người làm ngành Điều dưỡng mà còn chủ động thực hiện các nghiệp vụ khác giúp các bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh. 
  • Áp lực công việc lớn: Đây là một công việc có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh nên không có gì ngạc nhiên khi các bạn sẽ gặp khá nhiều mệt mỏi và căng thẳng. 
  • Rủi ro trong nghề nghiệp: Thường xuyên tiếp xúc quá nhiều với bệnh nhân với các Điều dưỡng viên sẽ phải đối mặt với nguy cơ truyền nhiễm bệnh tật khá cao.

Trên đây là đôi nét về ngành Điều dưỡng theo những góc nhìn khách quan của tác giả. Các bạn có thể theo học trường Cao đẳng Dược Hà Nội nếu yêu thích ngành này. Chúc các bạn may mắn và thành công trên con đường mà mình đã chọn. 

Facebook Comments
Rate this post