7 Tháng Mười, 2024

Tìm hiểu các vị trí trong Marketing – Ý nghĩa của từng bộ phận trong Marketing

Maketing là một bộ phận không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh của công ty và doanh nghiệp. Vậy để lựa chọn các vị trí trong Maketing như thế nào để mang lại hiệu quả Maketing – và bán hàng cho công ty, doanh nghiệp, mỗi vị trí sẽ đảm nhận các công việc ra sao?  Hãy tìm hiểu các vị trí trong Maketing qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

Các vị trí trong Maketing là gì?

Giám đốc Marketing

Giám đốc Marketing được ví như vị thuyền trưởng của cả con tàu Marketing. Đây là vị trí then chốt trong mọi hoạt động và định hướng marketing của doanh nghiệp. Là một Giám đốc Marketing, bạn sẽ phải quản lý việc chi tiêu cho các hoạt động marketing cũng như đem lại các giá trị về mặt quảng bá và thương hiệu cho doanh nghiệp mà bạn phụ trách.

Các vị trí quan trọng trong marketing
Các vị trí quan trọng trong marketing

Có thể bạn quan tâm: automation marketing là gì

Thường thì Giám đốc Marketing sẽ chịu trách nhiệm cho các công việc như:

  • Đưa ra định hướng, chỉ tiêu (KPIs) về marketing
  • Là đầu mối chịu trách nhiệm về mảng marketing trước ban quản lý, ban giám đốc
  • (Đôi khi) đóng vai trò của Giám đốc thương hiệu (tùy vào lĩnh vực và doanh nghiệp)
  • Viết nội dung blog của doanh nghiệp/ blog của bên thứ ba
  • Thuyết trình tại các sự kiện
  • Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông
  • Góp mặt trong các cộng đồng/tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp
  • Là người phát ngôn cho thương hiệu trên mạng xã hội
  • Quản lý và triển khai ngân sách marketing

Trưởng phòng Marketing

Trưởng phòng Marketing sẽ phải lo các công việc có liên quan đến chuyên môn quản lý (lên kế hoạch, quản trị nhân sự marketing, theo dõi/tối ưu hiệu quả marketing chung,…) cho tới các nhiệm vụ lặt vặt không liên quan.

Để tối đa hóa hiệu quả công việc, Trưởng phòng Marketing nên tập trung vào việc định hướng – kiểm soát các hoạt động marketing toàn diện, cũng như đưa ra các định hướng chung về marketing cho cả bộ phận.

Tùy vào doanh nghiệp mà Trưởng phòng Marketing có quyền hạn và nhiệm vụ tương đương với Giám đốc Marketing. Thường trong các công ty nhỏ, Giám đốc Marketing sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của Trưởng phòng Marketing.

Bộ phận PPC ( Pay Per Click)

Bộ phận PPC lên kế hoạch triển khai các chiến lược marketing
 Bộ phận PPC lên kế hoạch triển khai các chiến lược marketing

Bài viết liên quan: big idea trong marketing

Bộ phận PPC là người lên kế hoạch, phụ trách triển khai và theo dõi hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trả phí (PPC – Pay Per Click). Vị trí này có thể được thuê ngoài (dưới dạng freelancer hoặc agency), hoặc là full-time. Đây được coi là kênh mang lại lợi nhuận chủ chốt trong thời gian ngắn, trong khi content marketing và SEO mang lại lợi nhuận dài hạn và thường phải mất vài tháng để thấy được hiệu quả.

Bộ phận thiết kế

Bộ phận thiết kế tối ưu hóa chuyển đổi có trách nhiệm tối ưu và kiểm soát hiệu quả cuối cùng về marketing của doanh nghiệp. Đây cũng là người đánh giá hiệu quả của tất cả các hình thức sáng tạo, bao gồm cả nội dung. Có một thực tế rõ ràng trong digital marketing hiện nay, đó là hiệu quả marketing phụ thuộc khá nhiều vào thiết kế và các yếu tố mang tính thẩm mỹ.

Công việc của bộ phận thiết kế:

  • Thiết kế thử nghiệm hiệu quả trang landing page.
  • Thử nghiệm các mẫu quảng cáo hiển thị mới.
  • Xây dựng nội dung mang tính tương tấc cao..
  • Thử nghiệm quảng cáo social media.
  • Tối ưu thiết kế cho toàn bộ hình ảnh.
  • Đưa ra các yếu tố sáng tạo cho nội dung.
  • Thiết kế luồng xử lý yêu cầu/đăng ký, từ đó đưa ra các mẫu thiết kế hay sáng tạo có hiệu quả cao hơn.

Bộ phận SEO

Bộ phận SEO sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động SEO như xây dựng chiến lược nội dung, chiến lược từ khoá và link building để tăng thứ hạng công ty trên các trang tìm kiếm chính.

Các công việc chính
  • Nghiên cứu, phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, phân tích khách hàng và đối thủ để xây dựng chiến lược SEO
  • Hợp tác với bộ phận Kĩ thuật để xây dựng website hỗ trợ chuẩn SEO (hoặc Đưa ra các đề xuất thay đổi nhằm cải thiện SEO cho website)
  • Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa cho SEO
  • Hợp tác với bộ phận Nội dung của phòng Marketing hoặc quản lý đội ngũ freelancers để xây dựng content chuẩn SEO cho website
  • Xây dựng và triển khai chiến lược link building
  • Quản lý chi phí của chiến dịch dựa vào ngân sách và dự tính chi phí hàng tháng
  • Liên tục theo dõi, phân tích và tối ưu hiệu quả SEO  
  • Báo cáo hiệu quả SEO trực tiếp cho trưởng phòng Marketing

Nhân viên content marketing 

Content Marketing là hoạt động tạo ra, quản lý và phân phối những nội dung có giá trị, liên quan trong lĩnh vực của doanh nghiệp đến đối tượng mục tiêu.

Công việc của nhân viên content marketing:

Quản lý các trang mạng xã hội của công ty.

Xây dựng, quản lý nội dung (bao gồm viết nội dung, trình bày nội dung, ý tưởng về hình ảnh) trên Fanpage, Website.

Phối hợp với MKT team để lên kế hoạch content chi tiết cho Fanpages của công ty Xây dựng nội dung – viết bài chăm sóc Fanpage, website…

Chịu trách nhiệm sản xuất nội dung truyền thông (Digital/Offline,…) như bài biết, idea video / hình ảnh,… Viết bài PR theo nội dung cấp trên yêu cầu..

Tham gia cùng team xây dựng và quản lý các chiến dịch Marketing, đóng góp các ý tưởng nội dung sáng tạo cho chiến dịch Digital Marketing.

Biên tập nội dung truyền thông trên các kênh truyền thông của Công ty (Tin tức nội dung trên website, Nội dung trên mạng xã hội, Email, nội dung PR bên ngoài, Nội dung seeding,…). Mở rộng các kênh chưa khai thác nếu có.

Trên đây là những chia sẻ về các vị trí trong Marketing hy vọng bạn đã hình dung được những công việc của các vị trí trong ngành Markerting. Trong Marketing cần nhất là sự linh hoạt và sáng tạo bắt kịp xu thế xã hội để không bị lạc hậu. Nếu yêu thích công việc này chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với công việc này.

Facebook Comments
Rate this post