Ngôn ngữ HTML là gì? Tất tần tất thông tin về HTML
Bạn đang trong quá trình tìm hiểu về phần mềm và lập trình liên quan đến website, chắc hẳn luôn thấy dòng chữ HTML hiện trước mắt. Vậy ngôn ngữ HTML là gì? Tất tần tật thông tin về HTML sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi ngay nhé!
Mục Lục
Ngôn ngữ HTML là gì?
Ngôn ngữ HTML (HTML là viết tắt của từ HyperText Markup Language) còn được gọi là Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản, là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web trên World Wide Web. Nó có thể được trợ giúp bởi các công nghệ như CSS và các ngôn ngữ kịch bản giống như JavaScript.
HTML không phải ngôn ngữ lập trình, nó không thế tạo ra các chức năng động. HTML chỉ dùng để bố cục và định dạng trang web.
Các phần tử HTML xây dựng các trang HTML, được phân định bằng các tags, dấu ngoặc nhọn “<, >”. HTML cung cấp một phương tiện để tạo tài liệu các cấu trúc bằng cách biểu thị ngữ nghĩa cấu trúc của văn bản như lists, links, headings, hay quotes,…
Đọc thêm: Thuật ngữ share có ý nghĩa gì?
Thông tin tổng quan về HTML
Lịch sử hình thành của ngôn ngữ HTML
Ngôn ngữ HTML được tạo bởi Tim Berners – Lee, một nhà thầu tại CERN, Thụy Sĩ. Năm 1990, Berners-Lee xác định rõ HTML và viết phần mềm trình duyệt.
Hiện nay HTML trở thành một chuẩn hóa Internet mà tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) vận hành và phát triển. Các bạn có thể tìm kiếm tình trạng mới nhất của HTML ở bất kỳ thời điểm nào muốn trên Website của W3C.
Phiên bản đầu tiên của HTML gồm 18 tag xuất hiện năm 1991. Vào năm 1999 phiên bản HTML 4.01 được xuất bản. Sau đó đến năm 2000, các nhà phát triển đã thay thế HTML bằng XHTML. Đến năm 2014, HTML được nâng cấp lên chuẩn HTML5 với nhiều tag được thêm vào, với mục đích nhằm xác định rõ nội dung thuộc loại là gì (ví dụ như: <article>, <header>,…)
Xem thêm: Ngôn ngữ bậc cao là gì? Khái niệm và đặc điểm
Cấu trúc của HTML Document
Một file code HTML được cấu thành từ các phần tử và các thẻ. Dưới đây là cấu trúc của HTML Document:
– Phần khai báo loại tài liệu (DTD): Cấu trúc thẻ là <!DOCTYPE html> thường xuất hiện ở đầu hoặc trên cùng của tài liệu HTML.
– Phần tử gốc HTML: <html>, được viết bên dưới DTD, có thể chỉ định ngôn ngữ của tài liệu HTML.
Ví dụ <html lang=”en-US”> có nghĩa là trang được viết bằng tiếng Anh – Mỹ.
– Phần khai báo ban đầu (Head): Chứa tiêu đề của các khai báo thông tin mục đích phục vụ SEO. Cụ thể bao gồm:
- <title> hoặc chủ đề tổng thể của trang web: Được tách biệt nhưng phải khớp với thẻ tiêu đề xuất hiện ở phần nội dung.
- <style> xác định cách thành phần hiển thị trong trình duyệt, bao gồm màu của tiêu đề, căn chỉnh văn bản, màu nền của nội dung,…
- <link> cho biết các tài nguyên được liên kết với trang HTML.
- <meta> chứa từ khóa, mô tả trang.
- <base> đề cập đến URL mặc định.
– Phần chứa và hiển thị nội dung trang web (Body): là phần thông tin tài liệu, trình duyệt hiển thị trên màn hình. Nó có thể bao gồm:
- Tiêu đề trang web, logo, điều hướng chính và thanh tìm kiếm.
- Nội dung chính như tiêu đề bài viết hoặc nội dung bài viết, ngày đăng, tác giả, v.v.
- Các thanh bên hiển thị tiện ích con và điều hướng thứ cấp, chẳng hạn như lưu trữ theo thể loại hoặc ngày.
- Chân trang cung cấp thông tin liên hệ, liên kết xã hội, bản quyền và điều hướng.
Ưu điểm và nhược điểm của HTLM
HTML là một ngôn ngữ giúp người dùng thiết kế và tạo nội dung nhanh chóng cho trang web. Song HTML cũng giống bất kỳ ngôn ngữ máy tính nào, nó cũng có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của HTLM:
Ưu điểm:
- Có kho tài nguyên khổng lồ và cộng đồng sử dụng rộng lớn.
- Mã nguồn mở nên người dùng có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí.
- Dễ dàng hoạt động mượt trên hầu hết các trình duyệt.
- Cách thức hoạt động đơn giản giúp người dùng dễ dàng nắm bắt được kiến thức để triển khai cho website.
- Có thể tích hợp với nhiều ngôn ngữ khác nhau như Java, Python, Ruby,… giúp người dùng xây dựng được trang web cùng nhiều tính năng hấp dẫn.
- Sử dụng các markup gọn gàng và có tính đồng nhất.
- Tiêu chuẩn nhất định và được vận hành bởi World Wide Web Consortium (W3C).
Nhược điểm:
HTML còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Ngôn ngữ này chỉ áp dụng được cho các trang web tĩnh, không có sự tương tác với người dùng. Đối với chức năng động, nếu muốn trang bị sẽ cần phải sử dụng dịch vụ của bên thứ 3 như JavaScript,…
- Một số trình duyệt còn cập nhật chậm hỗ trợ tính năng mới.
- Việc hiển thị file HTML của trình duyệt còn khó thực hiện
- Chỉ áp dụng với cấu trúc nhất định, không có tính sáng tạo. Người dùng cần tạo các trang web riêng cho HTML, cả khi các phần tử giống nhau.
Các loại HTML hiện nay
HTML 4
HTML 4 ra đời vào 1997, là phiên bản thứ 4 của HTML. HTML được phát hành như một W3C Recommendation. Nó đề xuất 3 biến thể gồm:
- Strict, trong đó các phần tử không dùng nữa bị cấm.
- Transitional, trong đó các phần tử không dùng được cho phép.
- Frameset, trong đó chủ yếu chỉ cho phép các phần tử liên quan đến frame.
XHTML
XHTML là viết tắt của Extensible HyperText Markup Language, là một ngôn ngữ đánh dấu có cùng các khả năng như HTML, nhưng có cú pháp chặt chẽ hơn. XHTML 1.0 là Khuyến cáo của World Wide Web Consortium (W3C) vào ngày 26 tháng 2 năm 2000.
HTML 5
Đây là phiên bản thứ năm của ngôn ngữ HTML được tạo ra năm 1990. HTML5 vẫn sẽ giữ lại những đặc điểm cơ bản của HTML4 và bổ sung thêm các đặc tả nổi trội của XHTML, DOM cấp 2, đặc biệt là JavaScript.
Trên đây là những chia sẻ giải đáp thắc mắc Ngôn ngữ HTML là gì cùng các thông tin liên quan khác mà chúng tôi tổng hợp. Mong rằng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về HTML, và có thể tạo cho mình một trang web hoàn chỉnh. Chúc các bạn thành công!