Là một khái niệm mới, ra đời cùng vời sự phát triển của Marketing hiện đại, Proposal là gì là vấn đề nhiều người thắc mắc. Để giúp bạn giải quyết vấn đề này, bài viết xin chia sẻ khái niệm Proposal cũng như cách viết Proposal thành công.
Mục Lục
proposal là gì? Proposal được hiểu là những đề xuất, một dạng nội dung để trình bày các ý tưởng, thiết kế hoặc phương thức tổ chức sự kiện dành cho một dự án, công trình. Có thể hiểu, proposal là một hình thức trình bày phần ý tưởng đến đối tác hoặc khách hàng. Nội dung này có thể được trình bày bằng Words, Excel, và Power point.
Nội dung Proposal xoay quanh các câu hỏi What/Who/How/When/Why/Where (Sẽ làm gì/Người thực hiện/Địa điểm/Thời gian/Mục đích/Khả năng thực hiện).
Để có thể viết Proposal, điều đầu tiên là bạn cần phải nắm được cấu trức của bài Proposal. Cấu trúc của Proposal như sau:
2.1. Giới thiệu- An introduction
2.2. Đặt khách hàng là trung tâm – Client-centered
Đây chính là phần tạo sự khác biệt, tạo nên sự thành công của Proposal. Trong phần này, mục tiêu của bạn là chứng minh công ty bạn hiểu những gì khách hàng tiềm năng cần và muốn.
2.3 Diễn tả chi tiết về những gì bạn đề xuất với khách hàng – Detailed description of what you propose to do
Khi đã mô tả về nhu cầu và những gì khách hàng quan tâm, phần tiếp theo là mô tả về sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Phần này bạn mô tả chính xác những gì bạn đề xuất làm cho dự án. Đây được xem là phần quan trọng nhất của Proposal. Bạn phải đưa ra 1 ý tưởng (concept) dựa trên phần customer insight sao cho chính xác và phù hợp với nhãn hàng và triển khai nó thành các đề xuất cụ thể.
Với những proposal đơn giản, bạn chỉ cần trình bày gọn trong một trang về các giải pháp và một list tóm tắt về bảng giá. Tuy nhiên, với proposal dài hơn, bạn có thể để các nội dung riêng như là : Options, Packages, Research, Subcontractors, Teamwork, Venues, Sales Plan, Marketing Plan, Promotion, Advertising, Demographics, Publicity, Packaging, Branding development…, tất cả tùy vào dự án.
2.4 Chuyên môn và kinh nghiệm của công ty bạn – Your expertise and experience
Đây là phần cuối cùng của Proposal . Phần này bao gồm tất cả các thông tin mà bạn có sẽ thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng bạn là lựa chọn tốt nhất để thực hiện dự án của họ. Nội dung thường bao gồm:
Giới thiệu lịch sử Công Ty,
Các thành viên, Nhân sự, hoặc các Team,
Mô tả kinh nghiệm liên quan hoặc danh sách khách hàng bạn đã thực hiện công việc tương tự, và danh sách các dự án thành công mà công ty bạn đã thực hiện.
Cái giải thưởng, đặc biệt Chứng chỉ đào tạo, hoặc các chứng thực từ khách hàng hài lòng.
Mất hứng thú của khách hàng
Nếu đề xuất của bạn không thể giữ được sự quan tâm của khách hàng tiềm năng, họ sẽ không dành thời gian để suy nghĩ thêm về bạn. Bất kỳ mối quan hệ kinh doanh tiềm năng nào đều dễ “chết yểu” trước khi nó thực sự bắt đầu.
Tập trung vào các kinh nghiệm và đối tác của mình
Nói về các kỹ năng, giải thưởng của bạn, và những thành tựu trong quá khứ là một nỗ lực hấp dẫn để gây ấn tượng với khách hàng. Tuy nhiên, nó thường là thứ cuối cùng nên xuất hiện cho nhiều đề xuất tiếp thị.
Những đề xuất tập trung hoàn toàn vào thông tin và chuyên môn của nhà cung cấp dịch vụ làm cho khách hàng cảm thấy như họ đang nhận được những nội dung thiếu xác thực và có vẻ chẳng liên quan tới họ. Những proposal thành công bao giờ cũng phải trả lời câu hỏi cơ bản về tâm trí của mọi khách hàng:
Tôi được lợi gì với đề xuất này?
Cấu trúc đề xuất tiếp thị và trình bày các vấn đề
Để có thể giúp khách hàng doanh nghiệp phát triển công việc kinh doanh của họ, các marketer cũng cần dành thời gian để trả lời các câu hỏi như:
Tôi nên nói gì về đề xuất của mình?
Tôi nên bỏ đi những gì?
Làm thế nào để buộc tất cả mọi thứ lại với nhau theo cách có ý nghĩa?
Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu Proposal là gì cũng như cách trình bày một ý tưởng Proposal hiệu quả.
Theo Nguyễn Ngọc- Cao đẳng Điều dưỡng Nha Trang tổng hợp
Học phí Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2024 bao nhiêu sẽ được…
Trong thời gian gần đây Y sĩ đa khoa là ngành học luôn nhận được…
Điều kiện xét học bạ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ra sao? Thời…
Dược là ngành được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai,…
Trong thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ…
Điểm chuẩn xét tuyển ngành Y Dược đang là chủ đề thu hút thí sinh…