Những năm gần đây, Fintech là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong ngành tài chính, được xem là cuộc cách mạng kỹ thuật số thay đổi phương thức kinh doanh của ngành ngân hàng. Vậy Fintech là gì?
Mục Lục
Fintech là viết tắt của từ financial technology (công nghệ trong tài chính). Khái niệm này được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và những phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư.
Hiện nay, những công ty fintech được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup. Nhóm còn lại là công ty thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính.
Kể từ khi làn sóng công ty khởi nghiệp tập trung vào lĩnh vực công nghệ trong tài chính, “fintech” trở thành đại diện cho một cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của ngành ngân hàng.
Nếu thị trường tài chính truyền thống gồm 2 đối tượng các định chế tài chín và khách hàng thì đối tượng của Fintech gồm 3 bên có tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể là:
Đây là thực thể quan trọng trong ngành tài chính, ngày càng hợp tác sâu rộng với các công ty Fintech do nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ. Đồng thời bản thân những định chế này cũng trực tiếp đầu tư vào các công ty Fintech hay hoạt động nghiên cứu để chủ động nắm giữ công nghệ mới và chiếm giữ thị trường.
Các công ty độc lập hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính. Khách hàng của các công ty này có thể là người sử dụng cuối cùng, cũng có thể là các định chế tài chính.
Khách hàng của Fintech là người sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung. Với sự ứng dụng của công nghệ mới, khách hàng là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh giữa các công ty, tổ chức tài chính cũng như từ những tiện ích công nghệ mới mang lại.
Xem thêm
Fintech có ứng dụng đa dạng, tác động đến hầu hết những hoạt động của ngành tài chính như tiền gửi, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro…Bên cạnh đó, Fintech còn tác động đến cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, chiến lược phát triển và mọi mặt kinh doanh của cả hệ thống tài chính ngân hàng. Một số tác động của Fintech có thể kể đến như:
Tạo ra sự thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng. Tác động này được thể hiện qua xu thế phát triển mạnh trong những năm gần đây của các kênh bán hàng qua Internet, Mobilebanking, Tablet Banking, mạng xã hội, phát triển ngân hàng kỹ thuật số, giao dịch không giấy tờ…
Fintech với các ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp phân tích hành vi khách hàng sẽ giúp cho các định chế tài chính thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài nhằm tiết giảm chi phí, hỗ trợ cho các quá trình ra quyết định, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng cũng cho khách hàng.
Xu hướng “ngân hàng không giấy”, “tổ chức tài chính không giấy” sẽ trở nên phổ biến và là thách thức không nhỏ của ngành dịch vụ tài chính trong việc giảm dần vai trò của các chi nhánh.
Thị phần của ngân hàng nói chung và các định chế tài chính nói riêng có xu hướng giảm bớt, ‘chia phần’ cho các công ty Fintech.
Thị trường lao động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng sẽ có sự thay đổi, công nghệ có thể thay thế cho lượng lớn nhân viên của các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty chứng khoán, bảo hiểm…
Bên cạnh những tác động tích cực, Fintech cũng được đánh giá tiềm ẩn một số rủi ro như quá nhiều loại hình dịch vụ tài chính do Fintech mang lại hay các dịch vụ quá mới có thể khiến khách hàng bối rối và không hiểu hết các quyền hạn nghĩa vụ của bản thân khi tham gia dịch vụ. Fintech cũng có thể thay thế các ngân hàng vật lý truyền thống, làm cho các hộ gia đình có thu nhập thấp không thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính…
Trên đây là một số thông tin tổng quan về Fintech. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn hiểu được khái niệm Fintech là gì hay Fintech 4.0 là gì.
Học phí Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2024 bao nhiêu sẽ được…
Trong thời gian gần đây Y sĩ đa khoa là ngành học luôn nhận được…
Điều kiện xét học bạ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ra sao? Thời…
Dược là ngành được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai,…
Trong thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ…
Điểm chuẩn xét tuyển ngành Y Dược đang là chủ đề thu hút thí sinh…