25 Tháng Tư, 2024

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

6 min read

Ngôn ngữ là một trong những phương tiện quan trọng để kết nối mọi người với nhau. Trong đó ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết liên quan đến nội dung này. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Mục Lục

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ nói

– Ngôn ngữ nói hay còn gọi là khẩu ngữ, văn nói là một ngôn ngữ được tạo ra bởi những âm thanh rõ, như trái ngược với một ngôn ngữ viết. Nhiều ngôn ngữ không có hình thức và vì vậy chỉ được nói.

– Ngôn ngữ nói phần lớn ý nghĩa được xác định bởi bối cảnh, điều đó trái ngược với ngôn ngữ viết trong đó nhiều ý nghĩa được cung cấp trực tiếp bởi văn bản. Ngôn ngữ nói, sự thật của một đề xuất được xác định bởi tham chiếu thông thường để trải nghiệm, nhưng trong ngôn ngữ viết một sự nhấn mạnh lớn hơn được đặt vào lập luận hợp lý và mạch lạc. Giống như ngôn ngữ nói có xu hướng truyền đạt thông tin chủ quan, bao gồm mối quan hệ giữa người nói và khán giả, trong khi ngôn ngữ viết có xu hướng truyền đạt thông tin khách hàng.

Khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ nói
Khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ nói

Xem thêm: Ngôn ngữ R là gì?

– Đặc điểm của ngôn ngữ nói là:

+ Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu có sự phối hợp với nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ.

+ Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ của âm thanh.

+ Ngôn ngữ nói có từ ngữ đa dạng.

+ Cần phân biệt nói và đọc một văn bản: Đọc cũng phát ra âm thanh để mọi người nghe nhưng lệ thuộc vào văn bản đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Do đó, đọc chỉ là hành động phát âm một văn bản viết nhưng người đọc cố gắng tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói để diễn cảm.

Khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ viết

– Ngôn ngữ viết hay còn được gọi là văn viết là đại diện của một ngôn ngữ nói hoặc cử chỉ ngôn ngữ bằng phương tiện của một hệ thống chữ viết. Ngôn ngữ viết là một phát minh ở chỗ nó phải được dạy cho trẻ em, những người sẽ tiếp nhận ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ ký hiệu bằng cách tiếp xúc ngay cả khi chúng không được hướng dẫn chính thức.

– Một ngôn ngữ viết chỉ tồn tại như một sự bổ sung cho một ngôn ngữ nói cụ thể và không có ngôn ngữ tự nhiên nào được viết hoàn toàn.

– Đặc điểm của ngôn ngữ nói:

+ Ngôn ngữ viết được hỗ trợ bởi hệ thống dấu câu, các ký hiệu văn tự.

+ Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết.

+ Từ ngữ được lựa chọn, có tính thay thế nên từ ngữ đạt tính chính xác. Phù hợp phong cách, ít dùng khẩu ngữ và từ địa phương, thường có những câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc và vô cùng chặt chẽ.

+ Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản.

+ Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng.

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong các phương diện thực tế

Phương diện giao tiếp:

+ Ngôn ngữ nói:

Tiếp xúc trực tiếp. Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai. Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giữ các phương tiện ngôn ngữ. Người nghe ít có điều kiện duy ngẫm hay phân tích.

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong các phương diện thực tế
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong các phương diện thực tế

Xem thêm: Có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ?

+ Ngôn ngữ viết:

Không tiếp xúc trực tiếp. Nhân vật giao tiếp trong phạm vi rộng lớn, thời gian lâu dài, không đổi vai. Người giao tiếp phải biết các ký hiệu chữ viết, quy tắc chính tả, quy cách tổ chức văn bản, có điều kiện duy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương diện ngôn ngữ.

Phương tiện ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ nói: Âm thanh.

+ Ngôn ngữ viết: Chữ viết.

Phương tiện hỗ trợ:

+ Ngôn ngữ nói: Ngữ điệu, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ hay điệu bộ trong lúc nói chuyện.

+ Ngôn ngữ viết: Dấu câu, hình ảnh minh họa, sơ đồ, bảng biểu.

– Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ.

+ Ngôn ngữ nói:

Từ ngữ: Khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ. Trợ từ, thán từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen. Câu: Kết cấu linh hoạt. Đối với văn bản không chặt chẽ, mạch lạc.

+ Ngôn ngữ viết:

Được chọn lọc, gọt giũa, sử dụng từ ngữ phổ thông. Câu: Chặt chẽ, mạch lạc, câu dài nhiều thành phần. Văn bản: Có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao.

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đã được chúng tôi phân tích cụ thế trong bài viết phái trên. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung về mối quan hệ của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói. Chúng tôi mong rằng với một số nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được đối với quý bạn đọc.

Facebook Comments
Rate this post