[Góc giải đáp] Ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam là gì?
Tiếng Việt được Hiến pháp công nhận là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, bao gồm cách phát âm tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để viết. Có thể dễ dàng nhận thấy, tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng.
Mục Lục
Ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam là gì?
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam ta đều có chung một gốc và chung một tiếng nói. Từ Bắc tới Nam, tất cả mọi người đều nói, nghe và hiểu một thứ tiếng đó là tiếng Việt.
Đọc thêm về: ngôn ngữ báo chí là gì
Có thể nói, tiếng Việt giữ một vai trò rất quan trọng đối với dân tộc ta. Do đó, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vô cùng quan trọng.
Tiếng Việt còn có tên gọi khác là Việt ngữ hay tiếng Việt Nam. Đây là ngôn ngữ của người Việt (người kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam và hơn ba triệu người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Ngoài ra, tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Mặc dù tiếng Việt có nguồn gốc vay mượn từ tiếng Hán và trước đây sử dụng chữ Hán để viết nhưng sau đó đã được cải biên thành chữ Nôm. Từ đó, tiếng Việt được coi là một trong các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất. Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh gọi là chữ Quốc ngữ, có các thanh dấu để viết.
Cho đến nay, tiếng Việt chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp là ngôn ngữ của quốc gia Việt Nam bao gồm cách phát âm tiếng Việt và chữ Quốc ngữ dùng để viết.
Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa. Nó có xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp tại nơi ngày nay là nơi khu vực phía Bắc lưu vực sông Hồng và sông Mã của Việt Nam.
Theo nhiều nguồn tài liệu được công bố: Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc nhóm Việt – Mường, tiểu chi Việt Chứt, nằm trong khối Việt Katu, thuộc khu vực phía Đông của ngành Mon – Khmer, họ Nam Á.
Tiếng Việt có mối quan hệ họ hàng xa với nhóm tiếng Môn – Khơme ở vùng núi phía Bắc, ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây Nguyên, ở trên đất Campuchia, Miến Điện,…Từ dòng Môn – Khơme đã tách thành tiếng Việt Mường chung, tức là tiếng Việt cổ và cuối cùng được tách thành tiếng Việt và tiếng Mường. Khi so sánh tiếng Việt với tiếng Mường bạn sẽ thấy được sự tương đồng về ngữ âm, ngữ nghĩa của rất nhiều từ.
Theo nhiều nhà nghiên cứu cho hay: tiếng Việt thời xưa chưa có thanh điệu, trong hệ thống âm đầu ngoài phụ âm đơn thì có phụ âm kép. Từ thời dựng nước, trong quá trình phát triển và nhập cư có nhiều dòng ngôn ngữ trong vùng xuất hiện. Tiếng Việt với cội nguồn Nam Á được tạo dựng bởi một cơ sở vững chắc để có thể tồn tại và phát triển trước sự xâm nhập của ngôn ngữ, văn tự Hán ở những thế kỷ đầu công nguyên.
Quá trình phát triển của tiếng Việt
Xem thêm: ngôn ngữ quốc tế là gì
Tiếng Việt trong thời kỳ phong kiến
Trong một ngàn năm Bắc thuộc và dưới triều đại phong kiến Việt Nam cho tới tận trước thời kỳ Pháp thuộc, tiếng Hán là ngôn ngữ giữ vai trò chính. Lúc này, tiếng Việt chỉ được sử dụng làm phương tiện giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày. Từ đó, ông cha ta đã đấu tranh để giữ gìn và từng bước phát triển tiếng Việt để giành lại vị trí xã hội mà tiếng Hán chiếm giữ.
Để phát triển tiếng Việt, ông cha ta đã làm hai việc như sau:
- Làm phong phú thêm vốn từ bằng cách vay mượn thêm từ ngữ Hán cổ và Việt hóa chúng để tạo thành từ Hán – Việt.
- Tạo ra chữ viết cho tiếng Việt – đó là chữ Nôm.
Có thể thấy, tỷ lệ các yếu tố Hán trong tiếng Việt khá lớn (trên dưới 70%). Tuy nhiên, về cơ bản thì chúng đã được Việt hóa. Việt hóa là phương thức bảo tồn, phát triển tiếng Việt trước sự chèn ép của nhiều ngôn ngữ ngoại lai. Chính nhờ đó, tiếng Việt vẫn giữ nguyên được bản sắc dân tộc, ngày càng hoàn thiện và tiến kịp trình độ của các ngôn ngữ phát triển mạnh trên thế giới hiện nay.
Trong giai đoạn này, có 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán; có ba văn tự là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc
Trong thời kỳ Pháp thuộc, nước ta tồn tại 3 ngôn ngữ là tiếng Việt, tiếng Pháp và văn ngôn Hán; có 4 loại văn tự là chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.
Trong giai đoạn này có sự tranh chấp rất mạnh về ngôn ngữ. Trong đó, tiếng Pháp chiếm vị trí số một, vị thế của tiếng Việt ngày càng được đề cao và vai trò của văn ngôn Hán ngày càng giảm. Đây chính là thời kỳ chữ Pháp và Quốc ngữ dần thay thế chữ Hán và chữ Nôm.
Thời kỳ Pháp thuộc đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chữ Quốc ngữ, văn hóa bằng chữ Quốc ngữ. Văn xuôi tiếng Việt hình thành và phát triển. Trong đó, báo chí, sách vở tiếng Việt xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều từ ngữ mới, thuật ngữ mới được sử dụng dù là từ Hán Việt như dân chủ, ẩn số, lãng mạn,…hoặc từ gốc Pháp như săm, axit, cao su,…
Trong giai đoạn này, phong trào thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn nở rộ. Bên cạnh đó là các hoạt động sôi nổi của văn chương, báo chí giúp cho tiếng Việt trở nên phong phú, đa dạng hơn.
Tiếng Việt trong giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Vào ngày 2/9/1945, bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc không chỉ khẳng định độc lập, tự do của dân tộc mà còn giành lại vị trí của tiếng Việt. Tiếng Việt thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong mọi lĩnh vực, hoạt động của Nhà nước và của nhân dân kể cả đối ngoại.
Trong giai đoạn này, Việt Nam chỉ có một ngôn ngữ đó là tiếng Việt và một văn tự đó chính là chữ Quốc ngữ. Lúc này, tiếng Việt được sử dụng ở mọi cấp học, mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học từ cao đến thấp. Tiếng Việt giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho thắc mắc: Ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam là gì? Mỗi cá nhân chúng ta cần quý trọng và hiểu biết về tiếng Việt. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có ý thức và sử dụng tiếng Việt theo chuẩn mực, quy tắc chung sao cho lời nói vừa hay, vừa đúng chuẩn mực.