Tìm hiểu 7p trong marketing là gì, gồm những yếu tố gì?
Như chúng ta đã biết trước khi xây dựng mô hình kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải nghiên cứu các yếu tốt về marketing để có thể định hướng cho sự phát triển lâu dài của mình. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu 7p trong marketing là gì, gồm những yếu tố gì?
Mục Lục
1. 7P trong marketing là gì?
Trước đây, vào những năm 1960 Chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy đã tạo ra Marketing 4P bao gồm 4 yếu tố cơ bản bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá).
Sau đó Marketing 4P được phát triển nâng cao và mở rộng lên thành marketing 7P. 7P trong marketing bao gồm 7 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm bán), Promotion (Truyền thông, quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).
7P trong marketing là gì?
Các yếu tố này đã được kết hợp vận dụng một cách linh hoạt, 7P trong marketing được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều trường học kinh tế đã dạy khái niệm này trong các lớp marketing cơ bản.
Với sự kết hợp ngẫu nhiên có thể tạo nên marketing Mix hay marketing hỗ hợp, tùy vào từng chiến dịch cụ thể mà việc kết hợp này đem lại sự tối ưu hóa các chi phí và đem lại hiệu quả cao.
2. Phân tích 7p trong marketing
2.1 Product (sản phẩm)
Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất và là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ chiến lược marketing nào. Hiện nay, sản phẩm được định nghĩa là tập hợp các lợi ích.
Định nghĩa này được áp dụng ở mọi lĩnh vực, 7p trong marketing sản phẩm, 7p trong marketing dịch vụ, 7p trong marketing du lịch, marketing cho công nghiệp hay B2B và marketing cho hàng tiêu dùng và B2C. Khi sản phẩm được khách hàng công nhận sẽ chuyển từ khái niệm Lợi ích cho khách hàng sang khái niệm giá trị mang lại cho khách hàng.
Mỗi sản phẩm đều được phát triển theo mô hình vòng đời sản phẩm chung: từ khi bắt đầu giới thiệu sản phẩm, đến giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn thoái trào.
7p trong marketing có những yếu tố nào?
➤ Xem thêm: Tìm hiểu định nghĩa Branding marketing là gì?
2.2 Price (Giá cả)
Giá sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên định nghĩa Marketing bởi đây là số tiền mà khách hàng phải trả để sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Việc điều chỉnh giá sẽ tác động lớn đến toàn bộ chiến lược kinh doanh. Việc mới tham gia thị trường thì bạn phải xác định việc khách hàng sẽ không sẵn sàng chi trả một mức giá quá cao cho một sản phẩm, dịch vụ.
Khách hàng sẽ cân nhắc việc lựa chọn sản phẩm đó khi chúng có những lợi ích nhất định và phải tương ứng với số tiền của họ bỏ ra. Hãy cân nhắc kiểm tra giá cả của đối thủ cạnh tranh và đưa ra giá cả phù hợp.
2.3 Place (Địa điểm)
Đây chính là việc lựa chọn các kênh phân phối để hướng đến khách hàng mục tiêu. Phân phối là cả một hệ thống hay mạng lưới bán hàng được tổ chức chuyên nghiệp và hiệu quả. Có nhiều kênh như Phân phối chuyên sâu, phân phối độc quyền, chiến lược phân phối chọn lọc, nhượng quyền
2.4 Promotion (Quảng bá)
Xúc tiến quảng cáo là quá trình rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh, giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu và bán hàng. Với các yếu tối như tổ chức về bán hàng, quan hệ công chúng, quảng cáo, khuyến mãi, xúc tiến bán hàng … Việc đầu tư cho chiến dịch quảng cáo thương hiệu là điều cần thiết, bởi mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm, dịch vụ ngày càng tăng. Bạn cần phải xây dựng một chiến lược quảng cáo cụ thể, cân nhắc đến ngân sách và tập trung vào thông điệp và giá trị của sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu.
Phân tích 7p trong marketing
2.5 People (Con người)
Yếu tố con người ở đây bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Có thể hiểu nhân viên của công ty rất quan trọng trong việc marketing. Họ là những người cung cấp dịch vụ. Những nhân viên tốt, cởi mở sẽ phản hồi trung thực về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Còn đối với khách hàng mục tiêu, bạn cần nghiên cứu kỹ họ có nhu cầu cho một số loại sản phẩm & dịch vụ nhất định hay không.
2.6 Process (Quy trình)
Cần xây dựng một quy trình tối ưu và tiết kiệm tối đa chi phí từ kênh bán hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống phân phối và các quy trình. Cần tinh chỉnh và cải tiến quy trình thích hợp để đảm bảo giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
2.7 Physical Evidence (Trải nghiệm thực tế)
Đây bằng chứng vật lý về sự hiện diện và thành lập của một doanh nghiệp nhằm xây dựng thương hiệu. Điều này thao túng nhận thức của người dùng, mỗi khi gợi ý khách hàng đều có thể liên tưởng đến sản phẩm dịch vụ của họ. Ví dụ đồ ăn nhanh nghĩ ngay đến McDonalds, nhắc đến thể thao nghĩ đến Adidas và Nike.
Bài viết giải đáp 7P trong marketing là gì đồng thời phân tích các yếu tố của 7p trong marketing. Hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.