18 Tháng Chín, 2024

Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội được hiểu là gì? Cách phân biệt chuẩn nhất

Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội thường dùng hiện nay

Mỗi vùng miền sẽ có đặc trưng khác nhau về cách sử dụng từ ngữ. Từ đó dẫn đến việc hiểu nhầm ý nghĩa tuy nhiên mỗi lần khám phá sẽ mang đến nhiều niềm vui khác nhau. Đó chính là thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. Để tìm hiểu chi tiết hơn, các bạn hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

1. Thuật ngữ từ ngữ địa phương là gì?

Thuật ngữ từ ngữ toàn dân được hiểu là loại từ ngữ được sử dụng phổ biến, rộng rãi và thống nhất với toàn thể bộ phận nhân dân trên cả nước. Thuật ngữ này chỉ dùng ở một bộ phận hay một số địa phương nhất định. Theo đó thì từ ngữ địa phương này thì người khác sẽ khó hiểu bởi nó không được dùng phổ biến trong toàn dân.

Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội thường dùng hiện nay

Chẳng hạn như:

+ Tại Bắc Bộ: U là mẹ, giời là trời, mận là roi, chén là bát…

+ Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), răng (thế nào, sao), rứa (thế) , ..

+ Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), …

>>> Các thuật ngữ Rubik phổ biến hiện nay

1.1. Các kiểu từ ngữ địa phương

+ Các từ ngữ địa phương tương ứng với ý nghĩa từ ngữ toàn dân:

Ví dụ:

+ Nam Bộ: tô- bát, ghe – thuyền, cây viết – cây bút, …

+ Nghệ Tĩnh: bọ – cha, mô – đâu, tê -kìa, trốc – đầu, khau – gầu, tru – trâu, …

Theo đó, từ ngữ địa phương dùng để chỉ về sự vật và hiện tượng tại một hay một số  địa phương khác. Nếu được dùng phổ biến thì chúng sẽ được gia nhập vốn từ toàn dân.

Ví dụ:

+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng vịt, mù u

+ Trung Bộ: nhút, chẻo – nước mắm

+ Bắc Bộ: thủng (đơn vị để đong thóc, gạo), …

2. Biệt ngữ xã hội là gì?

Với thuật ngữ và biệt ngữ xã hội có gì khác nhau không? Theo đó thì biệt ngữ xã hội được biểu là những từ dùng để chỉ tầng lớp xã hội nhất định trong cuộc sống hiện tại. Các tầng lớp xã hội bao gồm giáo viên, bộ đội, sinh viên, học sinh và dân kinh doanh… ở thời điểm hiện tại. Còn trong thời kỳ phong kiến có các tầng lớp như vua chúa, quan lại,…

Trước đây, những thuật ngữ này được sử dụng nhiều và rất dễ bị lạm dụng khiến cho sự việc hơi tiêu cực. Chẳng hạn như thời phong kiến sẽ được chia thành các tầng lớp bao gồm gia đình, tầng lớp bần cùng nghèo đói phải đi làm thuê… Cho đến nay thì khái niệm đó được hiểu theo nghĩa rộng và dùng linh hoạt, tích cực hơn.

Các thuật ngữ và biệt ngữ xã hội phố biến
Các thuật ngữ và biệt ngữ xã hội phố biến

Tuy nhiên, thì chúng cũng sẽ thể hiện hoặc nhấn mạnh về sự vật với tính cách của nhân vật, cách sống với giao tiếp đối với bộ phận người. Họ có mối liên hệ mật thiết hay có sự tương đồng về một khía cạnh nào đó. Chẳng hạn như nhà thơ sẽ bao gồm cả những người sáng tác thơ và yêu thơ…

Trong đó thì thuật ngữ và biệt ngữ xã hội đều phải sử dụng cẩn thận. Chỉ khi nào biết cách dùng khéo léo cũng sẽ góp phần làm đậm đà bản sắc dân tộc hơn. Dù vậy thì bạn cũng không thể phủ nhận đó là biệt ngữ sẽ không mang tính trang trọng, trang nghiêm. Do vậy, bạn cần có sự nghiên cứu thật kỹ đồng thời biết cách áp dụng với từng trường hợp cụ thể.

Chẳng hạn như: Với những người theo đạo thiên chúa có biệt ngữ là thầy tu, nữ tu, kinh thánh, rửa tội, ơn trên…

Lưu ý: Biệt ngữ khác với từ nghề nghiệp: Từ nghề nghiệp biểu thị về công cụ, sản phẩm lao động hay quá trình sản xuất đối với bất kỳ nghề nào đó trong xã hội. Chúng đều được lưu hành và sử dụng với những người đang làm cùng trong nghề.

Ví dụ:

+ Nghề dệt: sợi hồ hay hồ sợi, ống, suốt, đánh suốt, sợi mộc…

+ Nghề làm mòn: móc, lá, vanh, bắt vanh,…

>>> Tìm hiểu về thuật ngữ pubg bạn cần biết

3. Sử dụng thuật ngữ từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội được hiểu là những phương ngữ với biệt ngữ dùng trong hoàn cảnh hẹp, không được áp dụng phổ biến với toàn dân bởi vậy cần phải lưu ý dùng cho phù hợp, tránh khi không hiểu hoặc hiểu nhầm. Một số lưu ý khi dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:

– Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội chỉ nên áp dụng trong sáng tác, văn thơ của những tác phẩm văn học nhằm giúp làm tăng tính biểu cảm đồng thời thể hiện rõ về màu sắc địa phương cũng như tầng lớp xã hội. Từ đó giúp làm nổi bật tính cách của nhân vật.

– Trong khẩu ngữ, khi sử dụng thuật ngữ và biệt ngữ xã hội thì các bạn cần phải chú ý chỉ sử dụng tại địa phương mình hay khi giao tiếp với những người cùng địa phương, tầng lớp với mình nhằm tạo tính thân mật, gần gũi.

– Cần phải nắm được ý nghĩa của các từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương để tìm hiểu về sự giống nhau của các lớp nghĩa tương ứng hay không, từ đó biết cách dùng phù hợp mà tránh lạm dụng không cần thiết.

4. Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học

Ở một số tác phẩm văn học, khi dùng những từ ngữ địa phương có chủ đích sẽ mang đến tác dụng mang tính nghệ thuật dưới đây:

– Có tác dụng tái hiện cuộc sống hiện thực qua thời gian không gian cụ thể

– Khắc họa hiện thực đời sống của con người từ đó hiểu rõ hơn về văn hóa với cuộc sống của người dân địa phương.

– Thể hiện đồ vật, địa hình với cách đặc trưng trong lời nói, ngôn ngữ, cách giao tiếp đặc trưng cho từng vùng miền

– Thể hiện được dụng ý của tác giả (khắc họa tính cách nhân vật đậm chất địa phương…)

Thông tin trên đây nhằm giúp bạn nắm được các thuật ngữ và biệt ngữ xã hội từ đó biết cách sử dụng sao cho hợp lý. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức liên quan nhé. Chúc bạn thành công.

Facebook Comments
Rate this post