Tin tức

Tìm hiểu những thuật ngữ IT trong lĩnh vực Công nghệ thông tin

Đối với những người học tập và làm trong ngành Công nghệ thông tin thì việc nắm rõ những thuật ngữ IT cơ bản là điều cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thuật ngữ trong ngành này để phục vụ công việc tốt hơn.

Mục Lục

IT là gì?

IT là viết tắt của từ Information Technology có nghĩa là Công nghệ thông tin. Đây là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, lưu trữ, trao đổi, hay sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.

Hiện nay, trong lĩnh vực Công nghệ thông tin thường phân chia thành các chuyên ngành phổ biến gồm: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính truyền thông. Tại Việt Nam, IT còn được hiểu là những người lập trình, họ thường làm các công việc liên quan đến phần mềm máy tính, thu thập thông tin, tiến hành sửa chữa, khắc phục lỗi khi cần thiết…

Tìm hiểu những thuật ngữ IT trong lĩnh vực Công nghệ thông tin

Xem thêm: Tìm hiểu thuật ngữ LAN có ý nghĩa gì?

Những thuật ngữ IT cơ bản trong ngành 

Algorithm – Thuật toán: Thuật toán là một quá trình dựa vào các phép tính hoặc các hoạt động để giải quyết vấn đề, đặc biệt trong lĩnh vực máy tính. Bạn có thể thiết lập một thuật toán máy tính để tạo ra các email dựa trên tên và họ của nhân viên, hoặc để tính lãi suất thu được từ công việc nào đó.

Browser – Trình duyệt: Trình duyệt là một công cụ cho phép người dùng truy cập vào mạng internet như Chrome, Mozilla Firefox và Internet Explorer.

Application – Ứng dụng: Một App là một chương trình được thiết kế để thực hiện hoặc cung cấp một chức năng cụ thể cho người dùng, Photoshop là ví dụ về một ứng dụng để chỉnh sửa ảnh.

Network – Mạng máy tính: Thuật ngữ IT này để chỉ một nhóm gồm tối thiểu 2 máy tính được kết nối với nhau để sử dụng chung các tài nguyên.

Bug – Lỗi: Lỗi là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một vấn đề hoặc một lỗi trong chương trình hoặc máy tính làm cho nó hoạt động không bình thường.

Cookies: Là các bit dữ liệu mà máy tính sử dụng để thu thập thông tin về lịch sử duyệt web của người dùng. Điều này bao gồm thời gian mà bạn đã truy cập các trang web và những từ khóa bạn đã tìm kiếm.

Cursor – Con trỏ: Con trỏ là biểu tượng được sử dụng để hiển thị vị trí hiện tại của con chuột trên màn hình máy tính.

Database – Cơ sở dữ liệu: Là một bộ dữ liệu được lưu trữ để tiếp cận một cách dễ dàng. Ví dụ một thư viện có thể có một cơ sở dữ liệu của tất cả các sách trong thư viện đó.

File – Tập tin: Tệp là cách thông tin được lưu trữ trên máy tính, ví dụ hình ảnh, video hoặc bản Word.

Folder – Thư mục: Để phân loại và quản lý các tập tin, người ta sử dụng khái niệm Folder. Các tập tin sẽ được sắp xếp một cách có chủ đích vào các thư mục riêng biệt và thuận tiện cho người dùng khi tìm kiếm.

Hard Drive – Ổ cứng: Đây là một thiết bị bộ nhớ được lưu trữ bên trong máy tính và lưu trữ dữ liệu và thông tin. Ổ đĩa cứng là một ví dụ về phần cứng.

Hardware – Phần cứng: Bao gồm dây và các thành phần vật lý của máy tính hoặc hệ thống điện tử. Phần cứng là các bộ phận vật lý của một máy tính mà có thể nhìn thấy và sờ được như ổ cứng, RAM, card màn hình, vi mạch máy tính, quạt, màn hình, bàn phím, chuột, dây cáp…

Software – Phần mềm: Là tất cả các thông tin điều hành và các chương trình được sử dụng bởi máy tính. Trong khi phần cứng có thể chạm vào và thao tác vật lý, thì phần mềm bao gồm các chương trình trong máy tính được cài đặt điện tử hoặc tải xuống.

Open source – Mã nguồn mở: Là phần mềm có bộ mã nguồn cho phép bất cứ ai cũng có thể tải về sử dụng, sửa đổi, cập nhật  hoặc thêm bớt một số tính năng khác.

Icon – Biểu tượng: Đây là một hình ảnh nhỏ đại diện cho một chương trình hoặc tập tin. Khi nhấp vào, biểu tượng sẽ mở hoặc chạy chương trình hay tệp tin đó.

Network – Mạng máy tính: Là một tập hợp các máy tính được kết nối với nhau để chia sẻ tài nguyên, như kết nối với máy in hoặc Internet.

Server – Máy chủ: Một máy chủ là hệ thống máy tính cung cấp dịch vụ cho các máy tính khác và lưu trữ tất cả chúng ở một nơi. Điều này giúp cho các máy tính trong một khu vực để chia sẻ thông tin, ví dụ những người làm việc trong cùng một công ty cần quyền truy cập vào cùng một tài liệu.

Tìm hiểu những thuật ngữ IT trong lĩnh vực Công nghệ thông tin

Xem thêm: Tổng hợp những thuật ngữ LOL game thủ cần nắm rõ

Program language – Ngôn ngữ lập trình: Được dùng để viết ra các tập lệnh, từ đó tạo ra phần mềm cho máy tính hoặc điện thoại thông minh.

Operating system – Hệ điều hành: Là một hệ thống quản lý tất cả các phần mềm và phần cứng của máy tính hoặc một thiết bị điện tử như điện thoại thông minh.

Encryption – Mã hóa: Đây là phương pháp biến đổi thông tin từ định dạng bình thường sang dạng thông tin không thể hiểu được nếu không có phương tiện giải mã.

Source Code – Mã nguồn: Là tập hợp văn bản về hướng dẫn máy tính và được biên soạn thành một chương trình máy tính. Đây là ngôn ngữ máy tính có thể đọc, mã nguồn giống như một bộ sưu tập ngẫu nhiên các chữ cái và biểu tượng

Virus: Là một đoạn mã làm hỏng dữ liệu và hệ thống của máy tính, nó thường làm hỏng chương trình hoặc buộc chúng phải tắt. Máy tính có thể dính virus từ các tệp đính kèm bị nhiễm và từ việc tải xuống.

HTML – Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản: Là công cụ được sử dụng để xây dựng cấu trúc của văn bản và giao diện của các trang web, HTML tạo nên bố cục và định dạng cho các website. Bên cạnh đó, HTML hỗ trợ thêm các tập tin đa phương tiện như âm thanh, video, hình ảnh vào văn bản, cũng như gắn liên kết đến các website và văn bản khác. Mỗi một trang web sẽ chứa các trang nội dung khác nhau và chúng được gọi là tài liệu HTML (hoặc tập tin HTML).

URL – Định vị tài nguyên thống nhất: Đây là thuật ngữ IT chỉ địa chỉ tham chiếu đến các tài nguyên web trên một mạng máy tính. URL hợp lệ chỉ dẫn đến duy nhất một tài nguyên như tài liệu CSS, tập tin PDF, trang HTML… và có thể trỏ đến những tài nguyên đã bị xóa hoặc di chuyển.

Thuật ngữ IT về vị trí nghề nghiệp 

Computer analysts – Phân tích máy tính: Là người nghiên cứu về hệ thống máy tính và đề xuất những cải tiến hoặc thay đổi có thể thực hiện được. Công việc của họ nhằm tạo ra các giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật và ước tính chi phí để phát triển các giải pháp này.

Computer Programmers – Lập trình viên: Là người sử dụng các thiết kế của các nhà phát triển phần mềm để viết mã mà các máy tính có thể thực hiện. Họ sẽ phát triển một loạt các hướng dẫn, câu lệnh cho phép máy tính thực hiện nhiệm vụ cụ thể.

Database Administrator – Quản trị cơ sở dữ liệu: Là người chuyên phụ trách việc quản lý và vận hành các hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu để đảm bảo hệ thống luôn chạy ổn định, mang đến trải nghiệm truy cập tốt cho người dùng.

Network administrators – Quản trị mạng: Những người làm công việc quản trị mạng sẽ thực hiện thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống bảo mật để ngăn chặn tối đa sự tấn công từ bên ngoài như virus, hacker thông tin. Để trở thành một nhà quản trị mạng thì họ phải có một sự hiểu biết sâu sắc về kiến ​​thức công nghệ họ thường là người có trình độ cao nhất trong nhóm.

Software Tester – Kiểm định phần mềm: Công việc chính của tester là kiểm tra để phát hiện các lỗi đang tồn tại, đảm bảo chất lượng phần mềm trước khi giao sản phẩm cho khách hàng.

Software developers – Nhà phát triển phần mềm: Họ là những người tạo ra các ứng dụng cho máy tính giúp những tổ chức và thiết bị hoạt động một cách hiệu quả. Họ phụ trách viết và thực hiện mã nguồn của phần mềm.

Web developers – Nhà phát triển Web: Họ là một lập trình viên máy tính chuyên về các ứng dụng trực tuyến, chẳng hạn như thiết kế trang web, xuất bản trên web và quản lý cơ sở dữ liệu.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được những thuật ngữ IT cơ bản thường được dùng trong ngành Công nghệ thông tin để phục vụ công việc hoặc quá trình học tập của mình.

Tổng hợp

Facebook Comments
Rate this post
nguyenphuong

Share
Published by
nguyenphuong

Recent Posts

Học phí Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2024

Học phí Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2024 bao nhiêu sẽ được…

6 tháng ago

Y sĩ đa khoa có được học lên Bác sĩ không? Điều kiện học liên thông là gì?

Trong thời gian gần đây Y sĩ đa khoa là ngành học luôn nhận được…

7 tháng ago

Điều kiện xét học bạ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 2024

Điều kiện xét học bạ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ra sao? Thời…

8 tháng ago

Tìm hiểu thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay

Dược là ngành được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai,…

8 tháng ago

Góc giải đáp: Có nên học Ngôn ngữ Anh không?

Trong thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ…

8 tháng ago

Năm 2024 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn lấy bao nhiêu điểm?

Điểm chuẩn xét tuyển ngành Y Dược đang là chủ đề thu hút thí sinh…

8 tháng ago