Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nhóm ngôn ngữ với hệ thống chữ viết và cách phát âm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc danh sách những ngôn ngữ khó học nhất thế giới.
Mục Lục
Tiếng Ả Rập là một phần của ngữ hệ Á – Phi, còn được gọi là ngữ tộc Semit và được sử dụng phổ biến tại vùng Trung Đông hoặc vùng sừng châu Phi. Đây là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới vì bảng chữ cái thuộc hệ chữ đặc trưng riêng. Bảng chữ cái của nước này được viết từ phải sang trái và nét chữ ngoằn ngoèo hình móc câu. Do đó, nếu tiếng mẹ đẻ không cùng hệ chữ tương tự thì người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình làm quen với chữ cái.
Bên cạnh đó, cấu tạo từ rất phức tạp, một từ gốc có thể sinh ra rất nhiều động từ và danh từ có hàm nghĩa khác nhau. Hầu hết các chữ cái tiếng Ả Rập được viết dưới 4 dạng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của từ cũng khiến hầu hết người học cảm thấy khó hiểu.
Tiếng Phần Lan được xếp hạng ngôn ngữ khó nhất thế giới bởi cách phát âm vô cùng phức tạp. Để học được tiếng nước này, bạn sẽ cần bỏ rất nhiều công sức để rèn luyện cách phát âm.
Bên cạnh đó, hàng loạt quy tắc để đặt câu cũng biến tiếng Phần Lan, cùng với tiếng Estonia và tiếng Hungary trở thành những ngôn ngữ kỳ lạ nhất ở châu Âu. Thêm vào đó, sự biến đổi da dạng danh từ, động từ, tính từ, đại từ và số từ tùy thuộc vào vai trò trong câu cũng gây khó khăn cho người học.
Xem thêm: Khám phá 10 ngôn ngữ dễ học nhất thế giới
Tiếng Trung Quốc nằm trong danh sách những ngôn ngữ khó học nhất thế giới, bởi hệ thống chữ viết với hàng ngàn ký tự khác nhau. Người học muốn hiểu được những từ ngữ sơ đẳng của tiếng Trung thì cần phải học ít nhất 3.000 ký tự căn bản và ghi nhớ hơn 10.000 ký tự để có thể đọc viết thành thạo.
Không chỉ vậy, khối lượng ký tự khổng lồ lên tới hàng ngàn cùng với các từ đồng âm phức tạp và đa dạng mà ngay cả người Trung Quốc cũng không thể ghi nhớ được hết. Có rất nhiều từ tuy có cách đọc khác nhau nhưng vì thanh điệu khác nhau nên mang hàm nghĩa giống nhau. Ngoài ra, hệ thống âm điệu trong tiếng Trung cũng khá phức tạp, khiến người học vô cùng khó hiểu.
Tiếng Hungary là một trong 24 ngôn ngữ chính của Liên minh châu Âu EU. Tiếng nước này gây khó khăn bởi ba đặc điểm chính: hệ thống liên hợp từ bất quy tắc, cấu trúc từ kết hợp phức tạp và cách phát âm rất khó khăn.
Ngôn ngữ này có tới 14 nguyên âm cùng 18 – 35 cách thể hiện đại từ trong câu (tùy thuộc vào định nghĩa). Bên cạnh đó, cấu trúc từ được kết hợp phức tạp cùng cách phát âm đặt nặng vào sử dụng âm thanh từ cổ họng cũng là nguyên nhân khiến cho tiếng Hungary trở thành một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới.
Tiếng Nhật là ngôn ngữ chịu ảnh hưởng bởi tiếng Trung Quốc, với hệ thống chữ viết đa dạng và phức tạp. Người học không chỉ phải nhớ số lượng lớn kí tự mà cũng cần học cách ghép lại để tạo thành các từ, các câu khác nhau. Do đó, nhiều người đánh giá đây là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới.
Đặc biệt, tiếng Nhật bao gồm 4 dạng chữ là Kanji, Hiragana, Katakana và Romaji. Trong đó, chỉ riêng chữ cái Kanji cũng có nhiều cách phát âm nên gây khó hiểu hơn cho người học. Không chỉ vậy, hệ thống ngữ điệu của ngôn ngữ này cũng vô cùng phức tạp. Âm điệu của tiếng Nhật thường phát ra đều đều chứ không có sự nhấn nhá nên khó biểu đạt cảm xúc.
Xem thêm: Tìm hiểu ngôn ngữ học đối chiếu là gì và quá trình hình thành
Tiếng Nga là một ngôn ngữ có hệ thống chữ cái rất khác biệt so với các ngôn ngữ Latinh. Bên cạnh đó, phát âm tiếng Nga cũng cực kỳ khó vì có cách nhấn trọng âm rất khác biệt. Chỉ cần nhấn trọng âm không đúng cũng có thể thay đổi ý nghĩa của từ. Do đó, việc nắm chắc phát âm tiếng Nga đối với người mới học sẽ vô cùng khó khăn.
Tiếng Iceland là một ngôn ngữ thuộc chi German Bắc, một phần của nhóm ngôn ngữ Ấn – Âu. Ngôn ngữ quốc gia này khó học vì có rất nhiều từ ngữ cổ xưa cùng những quy tắc ngữ pháp phức tạp. Đặc biệt, cách phát âm của tiếng Iceland được đánh giá là rất nặng vì chịu ảnh hưởng của nhân tố lịch sử.
Estonian là ngôn ngữ chính thức của quốc gia Estonia nằm ở khu vực Bắc Âu. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho tiếng nước trở thành ngôn ngữ khó nhất thế giới là do sự phức tạp trong ngữ pháp. Ngôn ngữ này có tới 14 trường hợp thay đổi danh từ, động từ, tính từ tùy theo ngữ cảnh cực kỳ phức tạp và cần phải ghi nhớ theo hàng chục ví dụ khác nhau.
Đứng thứ 7 trong danh sách 10 ngôn ngữ khó nhất thế giới chính là tiếng Việt. Ngôn ngữ này khiến người nước ngoài khi học cảm thấy khó khăn bởi hệ thống từ vựng cực kỳ phong phú, các từ đa nghĩa, cách luyến láy và cách phát âm với các dấu câu.
Để sử dụng thành thạo tiếng Việt, người học phải làm quen với 6 thanh điệu gồm: sắc, hỏi, huyền, ngã, nặng và thanh ngang. Đặc biệt, phức tạp hơn cả là hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt. Bởi các câu có thể thay đổi hoàn toàn về ngữ nghĩa chỉ với việc thay đổi một chút vị trí của các từ.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc biết được những ngôn ngữ khó học nhất thế giới.
Học phí Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2024 bao nhiêu sẽ được…
Trong thời gian gần đây Y sĩ đa khoa là ngành học luôn nhận được…
Điều kiện xét học bạ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ra sao? Thời…
Dược là ngành được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai,…
Trong thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ…
Điểm chuẩn xét tuyển ngành Y Dược đang là chủ đề thu hút thí sinh…