25 Tháng Tư, 2024

Những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí là gì?

9 min read
ngôn ngữ báo chí là gì

Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này một cách khái quát nhất.

Mục Lục

Ngôn ngữ báo chí là gì?

Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới công chúng thông qua các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử.

Ngôn ngữ báo chí được dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, tiểu phẩm, phóng sự… Ngoài ra còn có quảng cáo, thư bạn đọc, bình luận thời sự… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

Phong cách ngôn ngữ báo chí thường được chia thành 2 dạng:

– Dạng viết: mẩu tin ngắn, viết báo, mẫu quảng cáo…

– Dạng nói: bản tin hàng ngày, thông tin, quảng cáo…

ngôn ngữ báo chí là gìNhững đặc trưng của ngôn ngữ báo chí là gì?

Xem thêm: Tìm hiểu ngôn ngữ học đối chiếu là gì và quá trình hình thành

Một số thể loại ngôn ngữ báo chí 

– Phóng sự:

Phóng sự là một thể loại ký, là trung gian giữa báo chí và văn học. Phóng sự nghiêng hẳn về phía miêu tả, tự sự, tái hiện sự thật, tuy nhiên nội dung tự sự thường không dựa vào một cốt truyện hoàn chỉnh.

Thực chất phóng sự cũng là bản tin được mở rộng phần tường thuật chi tiết, sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, sinh động về tất cả vấn đề trong cuộc sống.

– Bản tin:

Đây là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn và nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Bản tin thường có các yếu tố như địa điểm, thời gian, sự kiện để cung cấp chính xác những thông tin chính xác cho người đọc.

– Tiểu phẩm:

Tiểu phẩm là một thể loại báo chí ngắn gọn, mang tính chất văn học, được diễn đạt bằng một ngôn ngữ châm biếm, hài hước về một sự việc có thực, cụ thể hoặc khái quát. Thông qua đó, tác giả thể hiện quan điểm trước những sự việc hoặc hiện tượng đó. Tiểu phẩm tự do về đề tài, ngôn ngữ, cách viết…

ngôn ngữ báo chí là gìNhững đặc trưng của ngôn ngữ báo chí là gì?

Xem thêm: Top những ngôn ngữ khó học nhất thế giới

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí là gì?

Thông thường các văn bản báo chí có những đặc điểm sau:

Tính thông tin thời sự

Đây là đặc điểm quan trọng của báo chí. Các tác phẩm báo chí luôn cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác nhất về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện…

Bên cạnh đó, báo chí cũng phản ánh những vấn đề hiện tại mang tính bức thiết nhất. Nếu đề cập những vấn đề của tương lai hay quá khứ thì bài báo đó cũng muốn hướng người đọc đi vào giải quyết những vấn đề hiện tại đang được đặt ra một cách khách quan.

Tính chiến đấu, thuyết phục, giáo dục

Báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nó là diễn đàn của quần chúng lao động đấu tranh chống lại những gì trái pháp luật, phi đạo đức, bảo vệ công lý… nhằm làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Do đó, có thể nói báo chí là diễn đàn công khai của toàn thể nhân dân đấu tranh cho một mục đích cao cả đó là xây dựng một xã hội công bằng và văn minh.

Tính hấp dẫn

Báo chí có hấp dẫn mới khơi gợi được sự hứng thú của người đọc, người nghe. Tính hấp dẫn của báo chí thể hiện ở sự liên quan trực tiếp của tin tức, sự kiện với vận mệnh của con người và cộng đồng.

Bên cạnh đó, hình thức diễn đạt của báo chí phải được thể hiện tính hấp dẫn từ khâu lựa chọn từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp tu từ, cách đặt tiêu đề đến việc sắp xếp vị trí các tin, bài. Cách dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc. Đối với báo hình cần có sự kết hợp giữa kênh hình và kênh âm thanh sao cho hấp dẫn cao nhất.

Tính ngắn gọn

Dung lượng tờ báo có giới hạn và do tính chất tức thời, nhanh chóng của người đọc nên bài báo phải đo đếm từng chữ. Người đọc, người nghe muốn trong thời gian ngắn nhưng biết được nhiều tin tức sự kiện nên lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao (tin vắn, bản tin, quảng cáo…).

Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt người đọc nội dung chính bài viết. Bên cạnh đó, ngôn ngữ diễn đạt trong báo chí cũng phải thật ngắn gọn, trực tiếp và tuyệt đối tránh dùng từ ngữ trùng lặp vòng vo chơi chữ.

Tính đại chúng

Đối tượng hướng đến của báo chí là tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, không phân biệt độ tuổi, trình độ hay nghề nghiệp. Do đó, nếu ngôn ngữ báo chí thiếu mất đi tính đại chúng thay vào đó là những từ ngữ mang tính hàn lâm, bác học sẽ khiến cho phần lớn bạn đọc không hiểu nội dung được truyền tải. Từ đó, báo chí sẽ mất đi giá trị khi không được độc giả lắng nghe và tiếp nhận.

Tính khuôn mẫu

Ngôn ngữ báo chí cũng cần có khuôn mẫu và định hướng, không thể viết theo sở thích và vô tổ chức được. Chính vì vậy, cần phải có khuôn mẫu trong báo chí.

Tính khuôn mẫu là việc lặp lại như ngôn từ có sẵn trong bài báo với mục đích tự động hóa quy trình thông tin, làm cho nó nhanh chóng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, đặc trưng này còn biểu hiện đơn nghĩa và mang sắc thái trung tính, nhưng giúp thông tin được truyền đạt ngắn gọn hơn rất nhiều.

Tính cụ thể

Tính cụ thể được thể hiện ở việc tác giả miêu tả, tường thuật tỉ mỉ để thể hiện sự vật sự việc một cách chân thực nhất, với từng chi tiết nhỏ. Qua đó, người đọc có thể hiểu rõ, nắm rõ vấn đề giống như mình chính là người trải nghiệm sự kiện đó. Chính vì vậy, nhiệm vụ của một nhà báo là làm thế nào để phản ánh tính chân thật cụ thể trong ngôn ngữ báo chí vào bài viết càng rõ ràng càng tốt.

Tính biểu cảm

Tính biểu cảm của báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ và lỗi nói mới lạ, sử dụng từ ngữ giàu tính biểu cảm, giàu hình ảnh và mang đậm dấu ấn cá nhân, do đó gây được ấn tượng với độc giả. Với những bài báo không có tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí sẽ dẫn đến hiện tượng khô khan làm bài viết không có hồn.

Sự biểu cảm của ngôn ngữ báo chí rất đa dạng và phong phú. Chúng thể hiện qua sự việc, sự vật và câu từ trừu tượng hay tục ngữ ca dao, những câu tượng hình… Tất cả đều được sử dụng một cách bài bản và phù hợp với những thú chơi chữ, gieo vần làm nên sự đặc biệt của ngôn ngữ báo chí.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc nắm được những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí là gì.

Facebook Comments
Rate this post