Tìm hiểu định nghĩa Branding marketing là gì?
Hiện nay nhiều người vẫn còn thắc mắc về khái niệm Branding marketing. Branding marketing là gì, có sự khác biệt gì giữa Brand marketing và Trade marketing? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể qua bài tổng hợp dưới đây.
Mục Lục
1. Khái niệm Branding marketing là gì?
Brand Marketing là khuynh hướng chủ yếu của marketing hiện đại. Trước đây các lý thuyết Philip Kotler chủ yếu vẫn xoay quanh khái niệm về sản phẩm, các chiến lược tập trung vào vòng đời sản phẩm. Nhưng hiện nay, các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã đi tiên phong trong mô hình marketing và quản trị lấy thương hiệu (brand) làm trung tâm của chiến lược cũng như của quản trị doanh nghiệp. Brand Marketing là quảng bá sản phẩm đã sản xuất một cách hoàn chỉnh nhất và cố gắng đẩy chúng lên đứng đầu các vị trí trong phân khúc thị trường.
Tìm hiểu định nghĩa Branding marketing là gì?
Cần lưu ý rằng branding marketing tái định nghĩa cả sản phẩm chứ không như sự nhầm lẫn giữa brand marketing (tiếp thị thương hiệu) và branding (xây dựng thương hiệu). Nếu như branding (xây dựng thương hiệu) tập trung xây dựng về phần hình thức, hình ảnh thương hiệu thì brand marketing (tiếp thị thương hiệu) mang ý nghĩa sâu sắc hơn, vừa là khái cạnh chiến lược (strategic brand management) và vừa là quản trị thương hiệu. Bằng luận điểm “thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm” brand marketing là hệ thống tiếp thị toàn diện nhất hiện nay.
2. Hiểu branding marketing như thế nào cho đúng?
Có thể hiểu brand marketing là các hoạt động marketing tập trung cho việc củng cố niềm tin và thế mạnh cho thương hiệu hay còn gọi là marketing thương hiệu bằng các hoạt động như truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng như các trang báo điện tử, truyền hình Tivi, Billboard, Banner …
Để có chiến lược brand marketing tốt các doanh nghiệp cần xác định được chiến lược thương hiệu của mình là gì, xác định mục tiêu truyền thông đem kết quả gì, đánh giá được đối tượng mục tiêu, có thông điệp định vị cụ thể rõ ràng và xây dựng các kênh truyền thông hiệu quả.
Cụm từ brand marketing ra đời sau thuật ngữ trade marketing cũng khá muộn.
Hiểu khái niệm brand marketing như thế nào
➤ Xem thêm: Philip Kotler – cha đẻ ngành marketing hiện đại
Trade marketing là gì?
Trade marketing là tập trung vào các hoạt động marketing hỗ trợ trực tiếp cho công việc bán hàng. Cụ thể là các việc tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông tại các điểm bán lẻ nhằm đưa sản phẩm đến gần với khách hàng nhất. Trade marketing có thể bao gồm các hoạt động sau:
- POSM: trưng bày kệ hàng hóa, quảng cáo phát tờ rơi, tặng voucher khuyến mãi, quà tặng, băng rôn…
- Tổ chức các chương trình sự kiện như: quay số may mắn, tư vấn mua hàng, trình diễn nghệ thuật, kỷ niệm, …
- Phổ biến những chính sách ưu đãi, chương trình khuyến mãi sản phẩm trực tiếp cho nhân viên bán hàng.
- Thực hiện việc khảo sát thị trường, hỏi thăm nhu cầu của khách hàng.
- Tổ chức Làm việc với nhà phân phối cùng với sale.
- Là một bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhân viên bán hàng nhiều nhất.
Phân biệt brand marketing và trade marketing
3. Phân biệt sự khác nhau giữa brand marketing và trade marketing
- Brand marketing tập trung cho việc củng cố niềm tin và thế mạnh cho thương hiệu. Trade marketing tập trung vào việc thuyết phục khách hàng để quyết định mua sản phẩm, dịch vụ.
- Brand marketing là kênh tiếp xúc gián tiếp với khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Trade marketing tiếp xúc trực tiếp và hỗ trợ theo nhu cầu khách hàng.
- Brand marketing hướng tới những giá trị lâu dài còn trade marketing nói về giá trị tức thời.
- Brand marketing thu hút khách hàng đến với công ty. Trade marketing đẩy hàng hóa đến với khách hàng (gián tiếp).
- Có thể hiểu brand marketing là lính không quân. Trade marketing là lính biệt kích. Mục tiêu chính là khách hàng.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được branding marketing là gì, đồng thời so sánh khác nhau giữa brand marketing và trade marketing. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.