23 Tháng Mười Một, 2024

Tìm hiểu thuật ngữ LAN có ý nghĩa gì?

thuật ngữ LAN có ý nghĩa gì

Ngày nay, mạng LAN được sử dụng nhiều tại các công ty, trường học hay gia đình để kết nối và chia sẻ dữ liệu. Vậy thuật ngữ LAN có ý nghĩa gì?

Mục Lục

Thuật ngữ LAN có ý nghĩa gì?

LAN là viết tắt của cụm từ Local Area Network, tạm dịch là mạng máy tính nội bộ. Mạng LAN cho phép các máy tính kết nối với nhau để cùng làm việc và chia sẻ dữ liệu. Đây là sự kết hợp của nhiều thiết bị được kết nối lại với nhau trong một hệ thống mạng tại một khu vực nhất định như công ty, nhà ở, trường học… Việc ghép nối các thiết bị trong cùng một hệ thống sẽ cho phép các thiết bị này chia sẻ tập tin, hình ảnh, video, trao đổi dữ liệu… với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Cùng với sự phát triển công nghệ, mạng LAN được phát triển và hoạt động với nhiều hình thức khác, ví dụ như WAN – các mạng LAN được kết nối lại với nhau thông qua thiết bị định tuyến (Router) hay WLAN (Wireless Local Network Area) – mạng LAN không dây, các máy tính kết nối vào mạng thông qua Wifi.

Hiện nay, mạng LAN có vai trò quan trọng cuộc sống, bất cứ tổ chức hay cá nhân nào muốn quản lý dữ liệu nội bộ, hay kết nối với nhau đều phải thông qua mạng LAN. Qua đó giúp cho các thiết bị di động như điện thoại, laptop, máy tính bảng có thể dễ dàng kết nối và truy cập internet bất cứ lúc nào.

thuật ngữ LAN có ý nghĩa gì
Tìm hiểu thuật ngữ LAN có ý nghĩa gì?

Xem thêm: Tổng hợp những thuật ngữ LOL game thủ cần nắm rõ

Các thành phần của mạng LAN 

Một mạng LAN cơ bản cần có một máy chủ (Server), cáp mạng (cable), các máy trạm (client) và các thiết bị ghép nối (Hub, Switch, Repeater, Access Point). Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu là NIC (Network Interface Card) hay còn gọi là card mạng.

Card mạng là cổng ghép nối máy tính (server, client) với cable. Đây là bộ thu phát tín hiệu mạng cho các thiết bị muốn kết nối với mạng LAN. Hiện nay, card mạng thường được tích hợp sẵn trong laptop, máy tính, nhưng với máy tính case thì bạn cần phải bổ sung nếu muốn kết nối mạng không dây.

Thiết bị máy chủ (server): Đây là thiết bị chính của mạng, giúp quản lý việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa các thành phần trong hệ thống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì tất cả thiết bị có quyền như nhau nên sẽ không có máy chủ.

– Cáp mạng (cable): Là phương tiện truyền dẫn tín hiệu giữa các thiết bị trong hệ thống. Mạng LAN thường sử dụng hai loại cáp đó là cáp đồng trục và cáp xoắn đôi.

– Các máy trạm (client): Những thiết bị được kết nối với nhau và chịu sự quản lý của máy chủ.

– Card mạng NIC (Network Interface Card): Đây là thành phần có chức năng thu phát tín hiệu mạng cho các thiết bị trong hệ thống LAN, giúp chúng có thể giao tiếp và truyền dữ liệu với nhau. Card mạng gồm bộ điều khiển đường truyền tín hiệu, bộ thu phát giúp chuyển đổi dữ liệu sang tín hiệu và ngược lại.

– Repeater: Một thiết bị giúp khuếch đại tín hiệu và truyền đi xa hơn so với tín hiệu gốc ban đầu. Trong hệ thống mạng cục bộ, giới hạn truyền thường chỉ là 100m, nhưng repeater có thể giúp nó vượt qua giới hạn này.

– Hub: Thiết bị này cũng tương tự như repeater nhưng có nhiều cổng hơn, giúp khuếch đại tín hiệu từ một cổng đến nhiều cổng khác nhau.

– Cầu nối (bridge): Thiết bị giúp ghép nối hai mạng khác nhau tạo thành một mạng duy nhất.

– Bộ chuyển mạch (switch): Một thiết bị giống như bridge nhưng có nhiều cổng giúp liên kết nhiều segment lại với nhau.

– Cổng giao tiếp (gateway): Đây là thiết bị giúp kết nối các mạng có giao thức khác nhau lại với nhau.

– Bộ định tuyến (router): Thiết bị giúp chuyển các gói dữ liệu sang một liên mạng và đến các đầu cuối, thông qua một tiến trình định tuyến. Bên cạnh đó, router giúp liên kết các mạng LAN khác nhau dù là ở khoảng cách xa.

thuật ngữ LAN có ý nghĩa gìTìm hiểu thuật ngữ LAN có ý nghĩa gì?

Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ Valorant cho người mới bắt đầu chơi

Các kiểu Topology của mạng LAN

Topology của mạng LAN thực chất là kiểu bố trí các phần tử trong cùng một mạng và cách để chúng kết nối với nhau. Topology có rất nhiều loại, nhưng đa số được hình thành từ 3 loại Topology cơ bản sau: mạng dạng tuyến (Linear Bus Topology), mạng hình sao (Star Topology) và mạng dạng vòng (Ring Topology).

Mạng dạng định tuyến (Linear Bus Topology)

Mạng định tuyến được bố trí theo kiểu hành lang mà ở đó các thiết bị được ghép nối với nhau trên một đường trục chính để truyền tải dữ liệu và ở hai đầu của trục chính được bịt kín bởi hai thiết bị Terminator. Trong mạng này, các dữ liệu được truyền khi di chuyển lên hoặc xuống trong mạng đều cần mang theo địa chỉ nơi đến. Đặc biệt, mô hình này rất dễ lắp đặt và tiết kiệm chiều dài cáp, nhưng cũng dễ gây ra việc nghẽn đường truyền khi dữ liệu quá lớn.

Mạng hình sao (Star Topology)

Mô hình mạng sao bao gồm một trung tâm và các máy trạm hay các thiết bị khác là các nút thông tin còn lại của mạng. Trong đó, máy trung tâm đóng vai trò chính trong việc điều khiển mọi hoạt động trong hệ thống như theo dõi quá trình trao đổi thông tin giữa các thiết bị và thông báo về trạng thái mạng cục bộ. Khi có một nút thông tin bị hỏng, hệ thống vẫn làm việc bình thường, tuy nhiên khi thiết bị trung tâm bị trục trặc thì toàn bộ hệ thống cũng “lên đường”.

Mạng dạng vòng (Ring Topology)

Kiểu mạng vòng được bố trí và lắp đặt theo kiểu một vòng tròn khép kín. Tín hiệu truyền sẽ chỉ đi theo một chiều cố định. Tại một thời điểm, chỉ có một thiết bị được truyền tin qua một nút khác. Chính vì vậy, khi tín hiệu bị nghẽn ở một nút nào đó thì toàn bộ hệ thống sẽ bị trục trặc. Đặc biệt, mô hình này cũng giúp tiết kiệm dây dẫn và tăng khả năng mở rộng hệ thống mạng máy tính.

Tổng hợp

Facebook Comments
Rate this post