24 Tháng Mười Một, 2024

Digital Marketing là làm gì?

digital-marketing-la-lam-gi

digital-marketing-la-lam-gi

Digital Marketing là ngành nghề hot nhất hiện nay và cụm từ này cũng phổ biến tìm kiếm trên google. Doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng cần có bộ phận Digital hùng hậu. Vậy Digital Marketing là làm gì?.

Mục Lục

Digital Marketing là ngành gì?

Digital Marketing là một mảng nhỏ hơn của Marketing, nếu bạn đang cân nhắc thử sức với ngành Digital Marketing hãy tìm hiểu kỹ về công việc của một digital marketer là gì. Digital Marketing yêu cầu những kiến thức chuyên sâu hơn các chiến lược marketing.

Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Marketing cũng tăng lên đáng kể. Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển từ marketing truyền thống sang Digital marketing

Digital Marketing đã sử dụng internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và truyền thông.

digital-marketing-la-lam-gi
Digital marketing ngày càng phát triển

Digital marketing có 3 đặc điểm đó là tương tác được với khách hàng, sử dụng phương tiện kỹ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số. Digital Marketing ngày càng trở nên phổ biến Marketing là công cụ để kết nối giữa doanh nghiệp với tập khách hàng. Làm Marketing sẽ có nhiệm vụ lập kế hoạch và tiếp cận thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Digital Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số sử dụng, có thể kể đến như: Email, Website, Facebook xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Các khối thi vào ngành Marketing 

– Mã ngành Marketing: 7340115

– Để theo học ngành Marketing,  cần phải đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
  • D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • C00 (Văn, Sử, Địa)

Chương trình đào tạo ngành Marketing

Dưới đây là khung chương trình đào tạo cơ bản và các môn học của ngành Marketting cho các bạn tham khảo:

I
Kiến thức giáo dục đại cương
1 Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác Lênin
2 Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Ngoại ngữ (Phần 1 và 2)
5 Toán cao cấp
6 Lý thuyết xác suất và thống kê toán
7 Pháp luật đại cương
8 Tin học đại cương
9 Tối ưu hóa
10 Kinh tế quốc tế
11 Quản trị học
12 Kinh tế phát triển
II
Kiến thức cơ sở khối ngành
13 Kinh tế vi mô I
14 Kinh tế vĩ mô I
III
Các học phần tự chọn đại cương
15 Lịch sử các học thuyết kinh tế
16 Marketing căn bản
17 Nguyên lý kế toán
18 Nguyên lý thống kê kinh tế
19 Lý thuyết tài chính tiền tệ
20 Luật lao động
IV
Kiến thức cơ sở ngành
21 Nguyên lý kế toán
22 Marketing căn bản
V Kiến thức ngành
23 Quản trị chiến lược
24 Quản trị nguồn nhân lực
25 Quản trị marketing
26 Nghiên cứu marketing
27 Hành vi người tiêu dùng
VI Kiến thức bổ trợ
28 Ngoại ngữ
29 Quản trị kinh doanh quốc tế I
30 Kế toán quản trị
31 Phân tích báo cáo tài chính
VII Kiến thức chuyên ngành
32 Tư duy sáng tạo
33 Quản trị thương hiệu
34 Quảng cáo
35 Quản trị bán hàng
36 Quản trị và phát triển sản phẩm mới
37 Chiến lược định giá
38 Quản trị kênh phân phối
39 Marketing công nghiệp
40 Marketing quốc tế
41 Quan hệ công chúng
42 Giao tiếp trong kinh doanh
43 E – marketing
44 Báo cáo ngoại khóa
VIII Thực tập và tốt nghiệp

Theo Đại học Kinh tế TP. HCM

Các trường đào tạo ngành Marketing 

Danh sách các trường có ngành Marketing theo từng khu vực:

– Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Thương mại
  • Đại học RMIT
  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Đại học Nha Trang

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  • Đại Học An Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Học ngành Marketing, ra trường làm công việc gì?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực sẽ làm ở các vị trí trong ngành Marketing như sau:

  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
  • Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
  • Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing
  • Học ngành Marketing, ra trường bạn có thể làm việc tại các công ty quảng cáo (Advertising agency)
  • Công ty truyền thông (Media agency)
  • Doanh nghiệp hoạt động liên doanh, liên kết, công ty, tập đoàn đa quốc gia
  • Các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành Marketing
  • Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency)

Các kênh digital thường gặp

-Website của công ty

-Email marketing

-Social media

-Blog của công ty

-Bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm (SEM)

-Quảng cáo online

Digital marketer phải sử dụng các công cụ đo lường để tìm ra phương án cải thiện hiệu suất trên các kênh này.

Theo báo cáo xu hướng Digital ở Việt Nam năm 2020 – 2021, số người dùng Internet ở Việt Nam là 68,72 triệu người. Số lượng người dùng sử dụng các thiết bị di động với 67.16 triệu người, chiếm 68% dân số.

Những kỹ năng Digital Marketer phải biết

SEO & SEM

Bạn phải hiểu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và SEM điều hướng quảng cáo digital nếu muốn làm việc trong ngành này.

SEO và SEM là bước đầu tiên của bất cứ chiến dịch digital marketing nào sẽ giúp bạn phối hợp tốt hơn với những mảng còn lại của team digital.

Content Marketing

Nội dung (Content) có thể là bất cứ điều gì mà mọi người có thể tìm kiếm là cái thu hút và tương tác với khách hàng là website, video, social media hay blog. Bạn cũng sẽ phải biết về chiến lược nội dung các khía cạnh của content, cách tạo ra content, hiệu quả của nó sẽ cung cấp cho bạn một lượng kiến thức khổng lồ trong digital marketing.

digital-marketing-la-lam-gi
Content Marketing rất quan trọng khi làm digital marketing

Data & Phân tích dữ liệu

Bạn có thể kiểm tra các báo cáo và áp dụng các kết quả tìm được dựa trên hành vi khách hàng tìm ra giải pháp tốt hơn để tăng lượt chuyển đổi và điều hướng traffic.

Thu thập và sử dụng data cũng vô cùng quan trọng để thu thập và giữ chân khách hàng mới.

Design Thinking

Tư duy thiết kế (Design thinking) vô cùng quan trọng là chìa khóa thành công trên nền tảng digital nó giúp doanh nghiệp hiểu cách tương tác với khách hàng tốt nhất.

Trải nghiệm khách hàng đảm bảo rằng dễ dàng, đơn giản và hiệu quả. Bạn cũng phải đề xuất những cải thiện dựa trên những dự đoán của mình có cái nhìn tổng quát hơn về kết quả những việc bạn đang thực hiện.

Kiến thức về công nghệ

Bạn phải hiểu rõ những công nghệ mới nhất được cập nhật có ảnh hưởng vô cùng lớn trong thời đại số hiện nay. Bạn cũng cần phải thích nghi nhanh chóng với những cập nhật thay đổi để không “lạc quẻ” trong ngành.

Bạn muốn bắt đầu marketing bạn vẫn nên biết về hệ thống mã hóa web hoàn thiện bản plan phù hợp với thời đại.

Hiểu cách tương tác

Bạn cần hiểu được để thu hút khách hàng cách tốt nhất là sẽ cần sức thuyết phục cực kỳ lớn bạn phải tìm ra điều gì đã giúp doanh nghiệp có được khách hàng giúp phát triển doanh nghiệp.

Học Digital Marketing là học gì?

Digital Marketing cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này như tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo trong marketing kĩ năng chuyên sâu tiếp thị qua email. Một số phần học chính trong các khoá học Digital Marketing là như lập kế hoạch và chiến lược, truyền thông mạng xã hội Google Analytics, Facebook Insights hay Web Analytics, Hành vi/Tâm lí người tiêu dùngđể nghiên cứu và thấu hiểu người tiêu dùng trong môi trường kĩ thuật số

Facebook Comments
Rate this post