Kinh doanh một trong những con đường mà bạn muốn lập nghiệp, nhưng bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu . Để kinh doanh bạn cần phải chuẩn bị những gì? Bạn đừng quá lo lắng, bởi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra những câu trả lời trên. Dưới đây là 4 bước để chuẩn bị kinh doanh bạn nên biết.
Kinh doanh là một con đường dài và khó khăn, để có được thành công bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hàng trang, cũng như các kiến thức về kinh doanh. Vì vậy, bài viết dưới đây firststep sẽ giới thiệu đến bạn đọc 4 bước chuẩn bị kinh doanh , hãy theo dõi nhé.
Thứ nhất, xác định vốn đầu tư
Trước khi bắt đầu công việc kinh doanh, đòi hỏi bạn phải có một nguồn vốn nhất định. Nếu không có vốn làm sao bạn có thể làm kinh doanh , vì vậy vốn đầu tư là một trong những bước quan trọng nhất khi bạn thực hiện một công việc kinh doanh.
Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà bạn có thể huy động vốn, bạn có thể sử dụng tiền mà bản thân tích góp được những năm đi làm, hoặc vay ngân hàng, vay bạn bè người thân. Bạn nên chọn cho mình loại hình khinh doanh ít vốn, hãy đi từ nhỏ đên to để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Thứ 2, xác định mục đích, ý tưởng kinh doanh
Trước khi bắt đầu một công việc kinh doanh, bạn cần xác định được mục tiêu của bản thân. Bạn muốn thành lập công ty với mục tiêu kinh doanh lâu dài, bền vững, là sự nghiệp của bản thân hay chỉ là thành lập rồi bán chuyển nhượng cho một người khác.
Sau khi xác định được mục tiêu , bạn cần đưa ra ý tưởng cho mình. Lập một kế hoạch xem nên mở công ty như thế nào. Công ty một thành viên hay công ty cổ phần, quy mô nó như thế nào? Sản phẩm mà bạn muốn làm kinh doanh. Để làm được những công việc này bạn cần lập kế hoạch kinh doanh cho bản thân.
Bạn cảm thấy nên làm kinh doanh như thế nào sản phẩm hay dịch vụ. Đối tượng là ai, sản phẩm hay dịch vụ này có thực sự cần hay không, có tiềm năng để thu hút khách hàng và sau đó hay đặt một cái tên thật hay và độc đáo.
Thứ 3, xác định nguồn hàng
Sau khi có vốn, có ý tưởng kinh doanh , bước tiếp theo bạn cần phải có nguồn hàng. Hàng lấy từ đâu? cách vận chuyển như thế nào, giá cả như thế nào? Tất cả bạn phải tìm hiểu trước.
Bạn có thể tìm kiếm nguồn hàng qua những người bạn đã từng kinh doanh, hay trên mạng xã hội hoặc thông qua những mỗi quan hệ bạn biết. Miễn thế nào mà bạn có thể tìm thấy được nguồn hàng hợp lý. Khi xác định được nguồn hàng bạn đã hoàn thành những bước cơ bản đầu tiên để bước vào con đường kinh doanh rồi.
Thứ 4, Lập kế hoạch kinh doanh
Sau khi bạn bước vào vào động cần lập ra cho mình những chiến lược kinh doanh. Làm thế nào để có thể quảng bá được sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng. Bạn cần xác định nên thuê nhân viên làm việc như thế nào, bạn có nên lập nhóm hay cùng với bạn bè cùng kinh doanh.
Sau khi xác định được quy mô, quy trình hoạt động cũng như số lượng nhân viên bạn có thể thực hiện bước tiếp theo là thực hiện các chiến lược marketing. Việc thực hiện chiến lược marketing sẽ giúp bạn tìm kiếm nguồn khách hàng, đưa lợi nhuận về cho công ty. Bạn cần lập ra một phòng marketing riêng, phòng này sẽ lên ý tưởng cũng như chiến lược phát triển công ty bạn. Việc sử dụng các công cụ truyền thông, mạng xã hội , quảng cáo sẽ giúp bạn đưa sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, bạn cũng cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về marketing.
Bạn cần xác định giá bán ra, mua vào của sản phẩm/dịch vụ mình làm. Nghiên cứu thị trường, đối tượng khách hàng để có thể mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Những bước trên được gọi là lập kế hoạch tiếp thị, lập kế hoạch chi tiêu tài chính, lập kế hoạch hoạt động. Sau khi lên tất cả các ý tưởng rồi bạn cần lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh tổng quan.
Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến pháp lý, giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh và nộp thuế hằng năm như thế nào. Thành lập công ty với loại hình nào, một thành viên hay cổ phần,…
Trên đây là một số chia của chúng tôi về kinh doanh- 4 bước chuẩn bị cơ bạn nên biết. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mong rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Học phí Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2024 bao nhiêu sẽ được…
Trong thời gian gần đây Y sĩ đa khoa là ngành học luôn nhận được…
Điều kiện xét học bạ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ra sao? Thời…
Dược là ngành được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai,…
Trong thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ…
Điểm chuẩn xét tuyển ngành Y Dược đang là chủ đề thu hút thí sinh…